Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với cấu tạo màng nhĩ chưa hoàn thiện, còn non nớt nên rất dễ bị thương tổn. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách lấy ráy tai khô cho bé để không làm hại đến chức năng của tai và khả năng nghe của bé.
Ráy tai là gì?
Ráy tai là một chất bôi trơn tự nhiên, được sinh ra do các tuyến ráy nằm phía trong tổ chức dưới da của ống tai ngoài.
Thực chất, ráy tai là hỗn hợp hòa tan trong nước của da chết, lông và chất tiết từ các tuyến nhầy ở ống tai. Ráy tai được hình thành ở 1/3 ngoài của ống tai, phần ở sâu bên trong gần với màng nhĩ không sản sinh ra chất này.
Ráy tai có tác dụng điều hòa độ pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi sự tác động của nước. Đây là một phần cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn ngừa bụi và vi khuẩn từ môi trường đi sâu vào bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.
Khi nào trẻ cần lấy ráy tai?
Bố mẹ chỉ nên lấy ráy tai khi trẻ có hiện tượng tích tụ nhiều ráy, hoặc thấy trẻ có các biểu hiện sau:
– Cảm giác bé nghe không rõ, không phản ứng lại khi nói chuyện với mọi người… Thính lực của trẻ có thể bị giảm sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước trương to lên. Trường hợp nút ráy tai đã che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể bị mất khả năng nghe tạm thời. Đối với trẻ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai nếu để quá lâu còn có thể khiến bé chậm nói.
– Bé bị đau tai, đầy tai, cảm giác như tai bị bịt kín, làm cản trở cho việc quan sát màng nhĩ của bác sĩ lúc thăm khám. Hoặc mẹ phát hiện thấy bé hay ngứa và gãi tai, tai có mùi hôi hoặc có chảy mủ.
Trong quá trình thăm khám, nếu bác sĩ phát hiện trẻ có nhiều ráy tai, làm cản trở việc quan sát toàn bộ màng nhĩ thì trẻ có thể được lấy ráy tai. Trường hợp ráy tai khô cứng, khó lấy, mẹ có thể làm mềm ráy tai tại nhà cho bé trước khi đưa đi khám lại.
>>> nên mua bảo hiểm cho con ở đâu?
Cách lấy ráy tai khô cho bé
Để lấy ráy tai khô cứng cho bé, cha mẹ tuyệt đối không được dùng que nhựa có quấn bông ở 2 đầu hoặc các dụng cụ khác bằng kim loại để ngoáy tai cho bé. Cũng không dùng ngón tay có móng sắc nhọn, chứa nhiều vi khuẩn để lấy ráy tai cho trẻ.
Cách lấy ráy tai an toàn cho bé là mẹ dùng khăn mỏng, sạch và hơi ẩm để lau bên ngoài ống tai cho bé. Mẹ cần nhẹ nhàng lau sạch các góc tai ngoài, sau đó xoắn một đầu khăn lại như hình cái kén rồi đưa nhẹ vào ống tai của bé. Như vậy sẽ chạm tới ráy tai và khiến nó tự rơi ra ngoài, tránh phải đụng chạm quá nhiều đến ống tai, kích thích ráy tai sản sinh nhiều hơn.
Trong trường hợp ráy tai khô, cứng, vón cục lâu ngày thì cách lấy ráy tai khô cho bé là mẹ có thể mua nước muối sinh lý 0,9% rồi nhỏ vào tai cho con. Mỗi lần nhỏ từ 5 – 10 giọt, mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần. Nước muối sẽ làm cho ráy tai thấm ướt, mềm hơn và rã ra, giúp mẹ lấy ráy tai một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm: dịch vụ tư vấn bảo hiểm cho trẻ em
Trường hợp ráy tai rã ra nhiều thì cha mẹ nên tiếp tục nhỏ tai cho bé thêm vài ngày nữa, cho tới khi ráy tai rã hết và được đẩy hoàn toàn ra khỏi ống tai. Nếu ráy tai chỉ mềm đi mà không rã ra và vẫn nằm trong ống tai thì cha mẹ nên đưa bé tới gặp bác sĩ để lấy hoặc hút ráy tai ra ngoài.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách lấy ráy tai khô cho bé, giúp cha mẹ có thêm hiểu biết và kĩ năng để lấy ráy tai cho bé được an toàn và hiệu quả nhất.