Thời điểm giao mùa và thời tiết lạnh là “thời cơ” để vi khuẩn tấn công đường hô hấp, trong đó amidan của trẻ em rất dễ bị nhiễm trùng và sưng viêm. Nếu không được chữa trị kịp thời hiệu quả, bệnh viêm amidan ở trẻ sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, đặc biệt nếu để lâu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm Amidan là gì?
Amidan (hay còn gọi là nhân khẩu cái) nằm ở phía sau cổ họng – vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Amidan là cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, có nhiệm vụ ngăn chặn sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng. Trong một số trường hợp, do nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên, đó chính là thời điểm bệnh viêm amidan xuất hiện.
Nguyên nhân gây viêm amidan cho trẻ
Do viêm nhiễm:
Khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh… các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà … sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.
Vị trí và cấu trúc của amidan:
Với vị trí giao giữa đường thở và đường ăn, amidan rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, đồng thời với cấu trúc khe hốc nên bệnh amidan là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.
Tạng bạch huyết:
Ở một số đối tượng người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ có hạc ở vùng cổ hoặc ở họng, cùng với các tổ chức bạch huyết xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm amidan.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách:
Việc thực hiện vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn ….là điều cần thiết, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, không khoa học cũng sẽ phản tác dụng và gây nên nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh viêm amidan
Do yếu tố môi trường:
Nếu môi trường quá ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại cũng khiến trẻ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp, trong đó có viêm amidan.
Ngoài ra, viêm amidan rất dễ lây lan. Bé có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người đang bị bệnh. Hầu hết, sự lây nhiễm này diễn ra giữa các trẻ nhỏ trong trường học và các thành viên gia đình ở nhà.
Triệu chứng viêm amidan ở trẻ
- Trẻ sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
- Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói.
- Trẻ bị viêm amidan trẻ sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm của trẻ có thể nổi hạch.
- Trẻ bị viêm AMIDAN mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm
- Viêm amidan ở trẻ nhỏ thường sưng to và bị bao phủ bởi những chấm trắng, trẻ có hơi thở hôi, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38 độ C.
- Trường hợp nếu nếu trẻ viêm họng do virus coxsackie thì ở khu vực AMIDAN và vùng vòm họng của trẻ sẽ có những mụt phỏng. Nếu không điều trị dứt điểm thì những mụt này sẽ vỡ ra thành những vết loét rất đau và rát.
Điều trị bệnh viêm Amidan cho trẻ
Việc điều trị có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng viêm amidan của bé. Điều trị cũng có thể làm giảm số lần bé bị bệnh trong một năm. Bố mẹ có thể sử dụng các loại thuốc sau đây khi bé bị viêm amidan:
– Acetaminophen làm giảm đau và sốt. Hỏi bác sĩ để biết liều lượng và thời gian cho bé uống thuốc. Acetaminophen có thể gây tổn hại gan nếu không uống đúng cách.
– NSAID như ibuprofen giúp giảm sưng, đau và sốt. NSAIDs có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Không đưa các loại thuốc này cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi mà không có sự chỉ dẫn từ bác sĩ.
– Thuốc kháng sinh giúp điều trị nhiễm khuẩn.
– Nếu bé bị amidan mãn tính hoặc tái phát nhiều lần thì cũng thể phẫu thuật cắt amidan. Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu kháng sinh không có tác dụng.
Ngoài ra bố mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để giúp bé nhanh hồi phục sức khỏe:
– Giúp bé nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
– Ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên; Không để bé chia sẻ thức ăn, đồ uống với người khác
– Giữ gìn vệ sinh răng miệng và đường hô hấp trên đúng cách cho trẻ
– Dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé có hiện tượng sổ mũi
– Giữ ấm cổ và lòng bàn tay, chân, ngực cho trẻ vào mùa đông.
– Vệ sinh điều hòa sạch sẽ (nếu dùng điều hòa nhiệt độ), nhiệt độ phòng phù hợp đối với trẻ là 25 – 28 độ C
– Để trẻ tránh xa môi trường khói thuốc và bụi bẩn; đeo khẩu trang vệ sinh khi ra đường
– Khi đã có tiền sử về các bệnh hô hấp, nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, sữa chua, kem…, tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.