Trong các bệnh ngoài da, bệnh chốc lở là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng một vài trường hợp gây biến chứng có thể đe dọa đến tính mạng của bé.
Bệnh chốc lở là gì?
Bệnh chốc lở là bệnh nhiễm trùng nông trên da, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ em. Bệnh gây ra bởi liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn.
Bệnh rất dễ lây lan nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
Các biến chứng của chốc lở

Bệnh chốc lở thường gây ngứa, rát, có khả năng tự khỏi nên nhiều ba mẹ thường chủ quan. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có khả năng gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ.
- Biến chứng tại chỗ
Chàm hóa da
Nếu bệnh chốc lở không được chữa trị dứt điểm, tái phát nhiều lần gây ngứa và chàm hóa làn da.
Chốc loét
Bệnh chốc thông thường sẽ khỏi sau 2-4 tuần và không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu để tổn thương ăn sâu vào làn da thì khi khỏi sẽ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho trẻ.
- Biến chứng toàn thân
Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh chốc lở nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm.
- Nhiễm trùng huyết: thường gặp ở những trẻ có sức đề kháng yếu, chủ yếu do tụ cầu gây nêN.
- Viêm cầu thận cấp: Thời gian từ khi diễn ra bệnh chốc đến viêm cầu thận cấp thường là sau 3 tuần.
Xuất hiện các riệu chứng như mặt sưng, đặc biệt là xung quanh mắt, máu trong nước tiểu, huyết áp cao, đau khớp..
- Mô tế bào: vi khuẩn gây bệnh chốc lở gây ảnh hiểm nghiêm trọng đến các mô bên dưới da và nó có thể lan đến hạch bạch huyết và vào trong máu.
Nếu không điều trị dứt điểm, viêm mô tế bào có thể trở thành mối đe dọa đối với tính mạng của trẻ.
- Ngoài ra còn một số biến chứng khác như: Viêm quầng, viêm xương, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm hạch…
Điều trị bệnh chốc lở như thế nào?

Bệnh chốc lở rất dễ lây lan nên cần điều trị sớm để hạn chế tốc độ lan truyền của nó.
Nếu bệnh nhẹ, việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hạn chế ra mồ hôi là biện pháp đơn giản hàng đầu khiến bệnh chốc lở biến mất.
Nếu bệnh nặng hơn, cần dùng đến thuốc kháng sinh để diều trị
- Thuốc kháng sinh dạng bôi: Đó là những thuốc mỡ được bôi nhẹ nhàng lên vùng nhiễm bệnh. Cho trẻ ở những nơi khô ráo, thoáng mát để vết thương nhanh lành.
- Thuốc kháng sinh dạng uống: Bên cạnh việc bôi lên da, người nhà có thể chữa trị bệnh chốc lở cho bé bằng thuốc kháng sinh dạng uống.
Biện pháp này dùng cho những trường hợp bệnh lan rộng và chốc lở nghiêm trọng.
- Tuyệt đối không được gãi vào các vết loét để bệnh nhanh lành.
Biện pháp phòng chống đơn giản

Trước khi mắc bệnh, hãy ngăn chặn chúng ngay từ cách sinh hoạt hằng ngày.
- Giữ cho da luôn được sạch sẽ.
- Cho trẻ chơi ở những nơi thoáng mát tránh ra mồ hôi quá nhiều.
- Vệ sinh sạch sẽ những vết thương, vết cào xé để vi khuẩn không xâm nhập.
- Cách li với bệnh nhân nhiễm bệnh chốc lở loét vì bệnh có khả năng lây lan cực nhanh.
Với một vài kiến thức cơ bản trên đây, các bậc phụ huynh hãy có biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe con yêu.
Bạn đang xem bài viết: Cảnh giác với các biến chứng nguy hiểm của bệnh chốc lở ở trẻ