Trong 1 năm đầu đời, trẻ sẽ phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi dưới đây sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.
Dinh dưỡng trẻ từ 0- 4 tháng tuổi
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, giai đoạn này nên cho bé bú mẹ hoàn toàn để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng của các mẹ cũng cần được lưu ý. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng sữa công thức nhưng không nên cho bé ăn ăn đặc quá vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này còn non kém.
Dinh dưỡng cho trẻ 4-6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu tò mò với các loại thức ăn. Chúng có thể chăm chú nhìn mẹ ăn và có ham muốn sẽ được thưởng thức nó. Và nếu không được đáp ứng đủ về nhu cầu ăn uống thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng. Đồ ăn cho bé ngoài sữa mẹ nên bổ sung các loại bột ăn dặm, các loại hoa quả đã được xay nhuyễn.
Các mẹ nên cho bé ăn ít một để quen dần với mùi vị của các loại thức ăn. Đây cũng là giai đoạn vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi bởi nếu các mẹ không chú ý thì bé sẽ rất dễ rơi vào tình trạng biếng ăn sau này.
Dinh dưỡng cho trẻ 6-8 tháng tuổi
Đây là thời kì bắt buộc mà mẹ phải cho bé ăn dặm để đảm bảo được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển thể chất. Độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển hơn nên thức ăn dặm của bé khá phong phú như: một số loại ngũ cốc, các loại trái cây xay nhuyễn, rau xay, thịt xay,…với số lượng nhiều hơn. Mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm một số loại sữa khác ngoài sữa mẹ.
Dinh dưỡng cho trẻ từ 8-10 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập đi, do đó nhu cầu dinh dưỡng sẽ lớn hơn. Các loại thức ăn cho trẻ trong giai đoạn này bao gồm:
-Sữa mẹ hoặc một số loại sữa bột.
-Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không nên dùng sữa bò trong thực đơn dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi.
-Ngũ cốc giàu chất sắt như gạo, yến mạch, lúa mạch, lúa mì, ngũ cốc hỗn hợp.
-Trái cây và rau củ quả như chuối, đào, lê, bơ, cam, cà rốt, khoai tây, khoai lang…
-Những đồ ăn bé có thể cầm tay và ăn như bánh quy, bánh ngũ cốc ít đường, bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín,..
-Thực phẩm giàu đạm như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm xay nhuyễn, cá, đậu phụ, đậu đen, đậu Hà Lan.
Dinh dưỡng cho trẻ từ 10-12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bé đã mọc răng cửa và chuẩn bị mọc thêm răng hàm nên rất thích cắn các loại thức ăn. Vì vậy các loại đồ ăn cho bé cũng phong phú hơn rất nhiều. Bên cạnh những loại thực phẩm trên, các mẹ cần bổ sung cho bé thêm một số loại sau:
-Trái cây bóc vỏ, cắt thành từng miếng vuông nhỏ
-Rau hấp chín mềm, cắt miếng nhỏ vừa ăn cho bé.
-Một số món ăn khác như mì ống, phô mai, thịt hầm.
-Các loại thực phẩm giàu đạm.
Đây đều là những loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi.Tuy khi bắt đầu ăn món mới mẹ nên cho bé ăn ít một để xem có hợp khẩu vị hay không rồi tăng dần số lượng, tránh tình trạng dị ứng cho trẻ. Ngoài ra cũng thường xuyên thay đổi món để bé không cảm thấy ngán ăn. Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi không hề đơn giản chút nào. Đây là giai đoạn các mẹ cần có những bước chăm sóc cẩn thận nhất để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.