Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị đau mắt là khá lớn do cơ địa và hệ miễn dịch của bé còn non yếu. Nếu con có dấu hiệu thì bố mẹ cần xem xét dấu hiệu để có cách chữa trị đau mắt ở trẻ sơ sinh hợp lý nhất, tránh để lâu nguy hiểm cho cửa sổ tâm hồn bé.
Mức độ nguy hiểm của bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh cần sự quan tâm kĩ lưỡng, đặc biệt là chăm sóc những vấn đề liên quan đến vùng mắt của bé. Đau mắt ở trẻ sơ sinh là khái niệm dùng để chỉ các loại bệnh liên quan đến mắt.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường dễ mắc các bệnh về mắt như: mắt ra nhiều ghèn, viêm tắc tuyến lệ, đau mắt đỏ, viêm kết mạc mắt,… Những bệnh này khá phổ biến và dễ lây lan thành dịch.
Mức độ nguy hiểm nhất của những bệnh đau mắt này là dẫn tới các biến chứng nặng, làm suy giảm thị lực ở trẻ. Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn tới mù lòa.
Các triệu chứng đau mắt ở trẻ sơ sinh
Đau mắt ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với một số triệu chứng sau:
- Mí mắt trẻ đỏ là dấu hiệu nhiễm trùng mắt.
- Mắt bé nhạy cảm với ánh sáng do áp lực trong mắt bị gia tăng.
- Trẻ chảy nước mắt liên tục là dấu hiệu tình trạng tắc tuyến lệ.
- Đồng tử mắt trẻ sơ sinh màu trắng là cảnh báo sớm của bệnh ung thư mắt.
- Mắt con nhỏ thường xuyên ra gỉ, ghèn mắt.
Cách chữa một số căn bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh
Chắp (lẹo) mắt:
Chắp (lẹo) là loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt, dưới chân lông mi. Nguyên nhân mọc chắp là do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. Chắp dễ khỏi nhưng lại dễ tái phát. Muốn trị bệnh này, mẹ chỉ cần bôi thuốc pommát kháng sinh. Tuy nhiên trước khi thoa, mẹ cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ.
Ðau mắt đỏ:
Trẻ nhỏ sẽ vừa bị ho, vừa đau mắt. Lòng trắng mắt ngứa, hơi sưng và có màu đỏ. Chỉ khi hết ho thì mắt cũng sẽ tự khỏi. Nếu bé chỉ bị đau mắt, lòng trắng mắt có vệt đỏ, chảy nước mắt nhiều, buổi sáng mí mắt dính vào nhau do rỉ màu vàng thì mẹ phải đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Trước đó, bạn có thể rửa nhẹ nhàng mắt cho con bằng nước ấm. Nếu bé mới sinh được mấy tuần tuổi mà đã bị đau mắt như vậy thì mẹ phải tìm xem có phải con có bị tắc ống dẫn nước mắt hay không.
Chứng đau mắt ở trẻ khi mới sinh:
Bé sau khi sinh rất dễ bị lây nhiễm chất bẩn và nhiễm trùng mắt. Bởi vậy, khi mới lọt lòng, bé thường được tra dung dịch nitrat bạc hoặc thuốc kháng sinh cycline để phòng các bệnh liên quan đến mắt. Tuy nhiên nitrat bạc cũng không diệt trừ được một số vi trùng như trùng bệnh chlamydia.
Trẻ mới sinh hay bị rỉ ghèn ở mắt khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Đây là một chứng nhiễm trùng thông thường do lúc sinh mắt bé bị chất lỏng như máu, dịch ối… chảy vào mắt. Cũng có trường hợp do vệ sinh chưa sạch sẽ gây ra. Có trường hợp bé bị nhiễm trùng nặng như rỉ đùn có màu vàng giống mủ và kéo dài 3-5 ngày không khỏi. Khi có những dấu hiệu này cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được chữa trị kịp thời.
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau mắt?
Mẹ chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào bát nước đun sôi để ấm pha với một chút muối sau đó lau mắt cho bé thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ cần tránh lau sâu vào trong mắt bé kẻo gây tổn thương mắt.
Mỗi ngày vệ sinh mắt 2 – 3 lần hoặc lau nhẹ mỗi khi rỉ đùn ra. Các mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt cho bé khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
Phòng ngừa nhiễm trùng mắt cho bé
Để tránh các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh, mẹ nên rửa mặt cho bé dưới 6 tháng tuổi bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối thật loãng. Mẹ nhớ giặt riêng khăn mặt của trẻ và phơi ngoài nắng để diệt khuẩn.
Để ngừa đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, mẹ cần rửa tay bé với xà bông và nước ấm thường xuyên. Mẹ cũng nhớ đừng để bé dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, tăm bông với người khác.
Nếu sau 1,2 ngày bé không khỏi hoặc bệnh trở nặng thì phụ huynh cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay lập tức. Trong thời gian bệnh, mẹ cho con bú nhiều, ăn uống đầy đủ để giữ gìn sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch.
Bạn đang đọc bài viết: Chữa trị bệnh đau mắt ở trẻ sơ sinh ngay kẻo nguy hiểm