Bệnh Lupus ban đỏ thường hiếm gặp ở trẻ em trước tuổi dậy thì. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mắc bệnh này vì thế cha mẹ cần nhận biết rõ những dấu hiệu bệnh Lupus ban đỏ ở trẻ để có hướng điều trị kịp thời.
Lupus ban đỏ ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước tuổi dậy thì
Dạng Lupus ban đỏ hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh được gọi là “Lupus sơ sinh”. Đây là bệnh Lupus ở trẻ nhỏ sinh ra từ người mẹ có kháng thể Ro/SSA. Tuy nhiên chỉ có 1 % trẻ em dương tính với kháng thể của người mẹ mà phát triển thành bệnh Lupus ban đỏ ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện lâm sàng gồm bất thường về tim mạch, da liễu, gan,… cùng một số bất thường máu.
Đối với trẻ nhỏ sẽ không có nguy cơ gia tăng bệnh thận và tự kháng thể như lứa tuổi trưởng thành, bệnh cũng có thể gặp ở trẻ đang trẻ chập chững biết đi và tỷ lệ ở bé gái là cao hơn cả. Trẻ thường mệt mỏi kèm sốt không rõ nguyên nhân, đau và viêm khớp.
Những trẻ sơ sinh mà cha mẹ mắc bệnh Lupus có kháng thể Ro/SSA , La/SSB hoặ Ui-RNP sẽ có tỷ lệ mắc bệnh Lupus cao hơn do lây nhiễm qua nhau thai. Bệnh thường khởi phát vài tuần sau khi trẻ được sinh ra.
Dấu hiệu bệnh Lupus ban đỏ ở trẻ em
Biểu hiện ngoài da: Da có màng đỏ, viền đỏ hằn rõ và bị bong vảy, vết đỏ có hình tròn vừa bằng chiếc nhẫn. Những vết đỏ này thường thấy ở da đầu, cổ, mặt và vùng quanh mắt. Một số trẻ thì có biểu hiện ở trên người và chân tay.
Bệnh thường khởi phát gây tổn thương cho trẻ từ vài tuần sau sinh khi trẻ tiếp xúc với ánh nắng. Sau năm đầu tiên khởi bệnh, tổn thương lành và để lại vết da teo.
Biểu hiện về tim: Tỷ lệ nghẽn tim bẩm sinh ở trẻ được sinh ra ở người mẹ bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là từ 10 -30 %, sự xuất hiện của kháng thể Ro, kháng La làm tăng nguy cơ mắc bệnh của trẻ.
Biểu hiện của gan: Gan phình to bất thường.
Biểu hiện hệ thần kinh trung ương: Hay gặp nhất là bất thường về hệ thống mạch máu.
Biểu hiện về máu: Khi phân tích có thể thấy trong máu của trẻ bị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là: Giảm tiểu cầu, huyết khối, và xuất hiện kháng thể kháng Cardiolipin.
Điều trị bệnh Lupus ở trẻ em
Điều trị bệnh lupus ở trẻ em không khác gì so với điều trị ở người lớn. Dùng corticoid là không có lợi vì có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. Thường điều trị cách ngày để giảm bớt ảnh hưởng lên sự phát triển.
Nếu như người mẹ đang mang thai bị bệnh Lupus thì khả năng con bị bệnh Lupus sẽ cao. Việc điều trị bệnh Lupus ban đỏ ở người mẹ cũng làm giảm các biến chứng ở con. Sử dụng thuốc bôi corticoid nhẹ, tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Tổn thương hết khi kháng thể của mẹ giảm.