Theo các chuyên gia, quai bị chính là một trong những bệnh có tốc độ lây lan nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bố mẹ cần có hiểu biết về dấu hiệu bệnh quai bị ở trẻ em để kịp thời phát hiện và điều trị sớm nhất có thể.
Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị ở trẻ em
Bệnh quai bị ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh. Bệnh do một loại vi-rút thuộc họ Paramyxo gây ra, thường ảnh hưởng đến tuyến nước bọt trong má hay còn gọi là tuyến mang tai gây đau, sưng vùng dưới hàm 1 hoặc 2 bên. 25% các trường hợp nhiễm quai bị không có biểu hiện rõ rệt, nhưng phần lớn sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây:
– Sốt cao, thậm chí có thể lên đến 40 độ
– Sưng một hoặc hai tuyến mang tai ở phía trước của tai và khoanh vào các góc của hàm
– Ho hoặc sổ mũi
– Đau đầu và nhức mỏi các cơ
– Đau bụng, chán ăn
Sau 14-24 ngày tiếp xúc với vi-rút gây bệnh, bé có thể bị sốt nhẹ kèm theo cảm giác đau họng, khó chịu, biếng ăn. Sau đó, tuyến mang tai bắt đầu sưng to 1 hoặc 2 bên trong vòng 3 ngày rồi giảm dần. Vùng sưng có thể lan đến má, hàm dưới, thậm chí lan đến ngực gây phù xương ức.
Cách điều trị bệnh quai bị cho bé
– Nằm nghỉ trong suốt thời gian còn sốt và sưng để tránh gây tổn thương tuyến sinh dục.
– Vệ sinh miệng bằng nước muối ấm, hoặc nước sát trùng miệng.
– Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamon, an thần nhẹ. Không đắp cao dán, không chườm nước nóng.
– Nếu có viêmtinh hoàn, nên nằm yên, mặc quần sịp cho bé để nâng hạ nang cho khỏi bị sa xuống, cho uống thuốc chống viêm giảm đau theo y lệnh của bác sĩ.
– Nếu có viêm màng não nên điều trị tại bệnh viện.
Bé nhà bạn đã tiêm phòng vacxin quai bị, nếu bác sĩ đã loại trừ hiện nay bé không mắc quai bị thì có thể là viêm hạch cổ. Bạn hãy tin tưởng với chẩn đoán và tuân thủ phác đồ điều trị để đạt kết quả tốt, giúp bé mau bình phục.
Ba mẹ có thể xe thêm một số phương pháp điều trị bệnh quai bị hiệu quả cho bé tại đây