Vào mùa hè, tỷ lệ trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngày càng tăng cao khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng. Vì vậy việc nắm rõ dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để nhận biết và điều trị bệnh cho bé hiệu quả nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Tay chân miệng là bệnh xảy ra quanh năm, nhưng cao nhất vào mùa hè. “Thủ phạm” chính gây bệnh là họ hàng virus thuộc nhóm enterovirus A, phổ biến nhất là: Coxsackievirus, A6, A10, A16 và enterovirus 71. Trước tiên, virus sẽ tấn công các mô bên trong miệng, gần amidan, xuống đến hệ tiêu hóa. Sau đó chúng lây lan vào các hạch bạch huyết lân cận (tuyến) và thông qua máu truyền khắp cơ thể.

Bệnh cũng có những biểu hiện cụ thể, tuy nhiên ban đầu dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác vì thế các bậc cha mẹ cần chú ý.
Sốt, sổ mũi, đau họng, mệt mỏi…

Sau khi nhiễm virus từ 3 – 6 ngày các triệu chứng của bệnh bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên bé có thể bị sốt nhẹ từ 38oC – 38,5oC, có cảm giác đau họng, sổ mũi, cơ thể mệt mỏi, chán ăn. Những biểu hiện này sẽ diễn ra trong vài ngày tùy theo thể trạng của từng bé.
Nổi mụn nước
Đây là một trong những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đặc trưng nhất. Trong 1-2 ngày khi bị bệnh, bạn sẽ nhìn thấy trên bề mặt da bé nổi những nốt hồng ban với đường kính 2 -3mm, sau đó trở thành bọng nước – y học gọi nó là giai đoạn toàn phát. Đầu tiên mụn nước thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, trong mặt bên của lưỡi, má, lợi… (Tuy nhiên trong một số trường hợp không xuất hiện mụn nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban).

Tiếp theo, các mụn nước, bọng nước xuất hiện nhiều ở bàn tay, bàn chân, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông. Các mụn nước thường không gây đau rát cho bé.
Mụn nước xẹp đi
Mụn nước xuất hiện từ 7 – 10 ngày rồi xẹp xuống và tự biến mất kể cả khi không được điều trị. Chúng thường dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết trợt loét làm bé có cảm giác đau rát, khó ăn uống, thậm chí nhiều bé bỏ ăn.
Bệnh tay chân miệng là bệnh có khả năng lây lan qua đường hô hấp, đặc biệt khi tiếp xúc với những bé bị bệnh trong 1 tuần đầu. Các bé bị bệnh còn có khả năng đào thải virus qua phân trong vòng vài tuần sau. Khi khỏi bệnh, cơ thể bé sẽ có miễn dịch với chủng virus gây bệnh, nhưng nếu nhiễm các chủng virus khác với những lần trước bé cũng sẽ bị tái phát căn bệnh này.
Với dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em, nhiều bậc cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường. Tuy nhiên, nếu thấy bé có những biểu hiện trên bạn cần đưa bé tới bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời.
Các thông tin khác về cách chăm sóc và phòng tránh cho bé khỏi bệnh chân tay miệng, ba mẹ có thể xem thêm tại đây