Phát hiện kịp thời những dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn, tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Trong suốt quãng thời gian ủ bệnh (2-3 tuần tính từ khi virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến khi phát ban), trẻ hoàn toàn không có dấu hiệu gì bất thường. Vào cuối thời gian ủ bệnh, trẻ bắt đầu có biểu hiện uể oải mệt mỏi, tuy nhiên, thường khó xác định được bệnh rõ ràng cho tới khi các nốt ban xuất hiện ở trẻ.
Xem thêm: khám tổng quát cho trẻ em

Dấu hiệu của bệnh thủy đậu trẻ em
Bệnh thủy đậu hay còn gọi là bệnh trái dạ do siêu virus Varicella Zoster gây nên. Những biểu hiện chính của bệnh bao gồm:
– Da nổi các vết tổn thương dạng phỏng nước phồng rộp.
– Sau khi hết thời kỳ ủ bệnh, trẻ xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, đau nhức đầu, mệt mỏi, kém ăn, uể oải…
– Trên da dần xuất hiện những vết ban màu hồng với đường kính nhỏ vài milimet. 1-2 ngày sau, các vết thủy đậu mới hình thành.

– Nốt đậu thường có đường kính nhỏ hơn 5mm, một số ít có đường kính lớn tới 10mm. Nốt đậu nổi càng nhiều chứng tỏ bệnh càng tiến triển nặng.
– Các vết mụn nước có chứa chất dịch trong suốt, sau đó trở nên mờ đụ sau 1 ngày. 2-3 ngày tiếp theo mủ vỡ ra và đóng vẩy lại.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
Mặc dù không mang tính chất nguy hiểm nhưng thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nặng cho bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu. Các chuyên gia y tế đã ghi nhận một số biến chứng thường gặp khi trẻ mắc bệnh thủy đậu như sau:
– Mụn vỡ ra gây nhiễm trùng và để lại vết sẹo xấu xí, đặc biệt là trong trường hợp trẻ gãi nhiều.
– Trẻ thường bị biến chứng nhiễm trùng da sau do bệnh thủy đậu.
– Tổn thường dây thần kinh trung ương như rối viêm não, liệt thần kinh, rối loạn ở tiểu não, hội chứng Reye (tổn thương gan và não gây tử vong cao)
– Đối với những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch (corticoid) và bệnh nhân đã mắc ung thư, bệnh bạch cầu, AIDS, hội chứng Lupus có thể sẽ gặp các biến chứng đặc biệt nặng hơn.
– Nếu thai phụ mắc bệnh thủy đậu trong thời điểm 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh thì tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong có thể lên tới 30%.

Tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu trẻ em
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc khuyến cáo, cha mẹ nên cho bé tiêm vắc-xin phòng thủy đậu theo đúng lịch. Loại vắc-xin này có hiệu quả phòng bệnh rất cao và lâu dài, trẻ cần được tiêm theo lịch trình sau:
– Tiêm vắc-xin phòng thủy đậu lần 1 cho mọi trẻ em từ 12-18 tháng tuổi.
– Tiêm nhắc lại lần hai cho trẻ trên 13 tuổi, lần nhắc lại tiếp theo cách khoảng 4-8 tuần.
– Có thể tiêm vắc-xin phòng ngừa cho trẻ em từ 19 tháng tuổi tới 13 tuổi nếu như chưa mắc bệnh thủy đậu lần nào.
Bác sĩ phòng tiêm chủng của Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc cho biết, nếu trẻ đã được tiêm vắc-xin thủy đậu thì sẽ có khả năng ngăn ngừa bệnh lến tới 80-90%. Số còn lại vẫn có nguy cơ mắc thủy đậu sau khi tiêm chủng nhưng thường bị nhẹ và không để lại biến chứng.
Có thể bạn quan tâm: chi phí nâng ngực nội soi