Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em có nhiều dấu hiệu tương tự với các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản và viêm phổi nên dễ gây nhầm lẫn và phát hiện muộn. Điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng và khó khăn trong việc điều trị.
Bệnh tim bẩm sinh là gì?
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật bất thường ở tim xuất hiện ngay từ khi trẻ mới chào đời. Bất kỳ cơ quan nào bên trong cơ thể cũng có nguy cơ bị dị dạng nhưng những dị dạng cấu trúc tim là nguy hiểm nhất vì hiệu ứng bệnh lý có thể tăng lên theo cấp số cộng, dễ khiến trẻ bị tử vong đột ngột mà không thể cứu được.

Theo ước tính, mỗi năm Việt Nam có tới gần 20.000 trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, các dị tật tim thường gặp bao gồm hẹp eo động mạch chủ, thông liên nhĩ, kênh nhĩ thất, hẹp van động mạch phổi, thông liên thất, không lỗ van ba lá… Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng hầu hết các loại dị tật tim bẩm sinh này đều có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp tích cực.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tim ở trẻ em
Để điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, cần phải phẫu thuật can thiệp càng sớm càng tốt, đặc biệt là những tháng đầu ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ tử vong ở trẻ. Ngoài ra, căn bệnh này còn khiến cơ thể bé suy nhược kéo dài, chậm phát triển và kéo theo nhiêu biến chứng nguy hiểm khác. Có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết sớm bệnh tim ở trẻ em:
– Một số trường hợp dị tật tim không nặng nên trẻ không có biểu hiện gì, bệnh chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ hoặc khám vì một bệnh nào đó.
– Một số dị tật bẩm sinh khác cũng đi kèm với bệnh tim bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, Down, thừa hoặc thiếu ngón, đầu to, đầu nho…

– Trẻ thường xuyên bị ho, thở khò khè xảy ra nhiều lần, thở nhanh, lồng ngực trẻ bị rút lõm mỗi khi hít thở, hay vị viêm phổi, khi bú hay khóc vì khó thở.
– Da dẻ xanh xao, hay đổ mồ hôi, da lạnh.
– Khi khóc hoặc rặn thì xuất hiện tình trạng tím môi, đầu ngón tay và ngón chân tăng lên.
– Trẻ biếng ăn, bú kém, bú ít, chậm lên cân thậm chí sụt cân.
– Trẻ ít đi tiểu hơn bình thường

Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào về sức khỏe của trẻ, người lớn cần sớm đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám và chẩn đoán. Nếu trẻ bị bệnh tim, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia tim mạch về tất cả những cách chăm sóc và điều trị cùng các vấn đề liên quan như diễn tiến bệnh, đặc điểm tổn thương, các chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý cho trẻ, thời điểm phẫu thuật…
Tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, các bác sĩ nhi chuyên khoa tim mạch giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc, mang đến lời khuyên hữu ích và giải pháp điều trị tích cực, giúp trẻ khỏe mạnh và sớm lấy lại cuộc sống năng động bình thường.