Hiện nay rất nhiều bé mặc bệnh trĩ nhưng cha mẹ lại không hề hay biết. Vậy dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Hãy cùng Khoa nhi – bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có cách chữa bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả nhất.
Tại sao trẻ mắc bệnh trĩ

Theo thống kê của bộ y tế số trẻ em mắc bệnh trĩ ngày càng tăng cao. Vậy nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Đó là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, cha mẹ cho trẻ ăn nhiều đồ cay nóng, thừa đạm, thiếu chất xơ; do thói quen xấu trong sinh hoạt, lười vận động và ngồi bô quá lâu khi đại tiện; giữ vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ…
Bên cạnh đó, vì các bé còn quá nhỏ để kể cho cha mẹ nghe các cảm nhận của mình cũng như không biết rằng mình bị bệnh gì nên nếu các mẹ không quan tâm đến bé sẽ rất khó biết được con mình có bị mắc trĩ hay không và bị bệnh từ bao giờ dẫn tới bệnh trĩ ở trẻ em ngày càng nặng và tỷ lệ mắc trĩ ở trẻ gia tăng.
Các nguyên nhân khác gây ra bệnh trĩ ở trẻ em, ba mẹ có thể xem thêm tại đây
Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
– Bệnh trĩ xuất hiện ở trẻ em nguyên nhân chính là do bị táo bón lâu ngày. Vì thế dấu hiệu đầu tiên của trẻ là các biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, đi đại tiện không đều, có khi cách một tuần mới đi đại tiện một lần, khi đi phải rặn rất khổ sở.

– Khi đại tiện phân có thể kèm theo máu – Đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh trĩ
– Nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời, để lâu ngày sẽ xuất hiện hiện tượng sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Do không nắm được dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em nên nhiều bậc cha mẹ thường chủ quan, cho rằng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ không nguy hiểm, tuy nhiên nó không chỉ ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày của bé mà còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Khi bé bị trĩ nặng sẽ cảm thấy đau đớn và gây chảy máu. Nguy hiểm hơn sẽ khiến thành mạch máu giãn mỏng nên rất dễ thủng, dễ rách gây bội nhiễm vi khuẩn từ phân và nước tiểu.. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phòng bệnh trĩ cho trẻ

– Hình thành cho trẻ thói quen tốt, không ngồi bô quá lâu, đại tiện đúng giờ.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung các loại rau, củ, quả, hạn chế ăn nhiều đạm, đồ ngọt, thực phẩm cay nóng.
– Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ
Lưu ý: Trẻ nhỏ thường hay mắc bệnh sa trực tràng và có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các triệu chứng như khối sa đỏ tươi, chảy máu thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị nhi khoa tránh trường hợp nguy hiểm cho bé.