Bệnh u máu ở trẻ em là một dạng u lành tính, có thể tự khỏi sau một thời gian mà có thể không cần phải can thiệp y tế.
Bệnh u máu ở trẻ em là gì?
U máu là một trong những loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, chiếm tỷ lệ 1.5 – 3%. Trong đó, có 30% trường hợp trẻ mắc bệnh ở tháng đầu, còn phải bệnh xuất hiện khi trẻ được 1 tuổi, một số rất ít xuất hiện khi trưởng thành. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé, các mẹ nên đưa bé đi sàng lọc sơ sinh để đảm bảo sức khỏe.

Bệnh u máu ở trẻ em là tình trạng khối u phát triển do sự tăng sinh quá mức của các mạch máu. Khối u máu cũng mang đặc điểm chúng của một khối u thông thường nhưng bên trong chứa đầy các mạch máu, phần lớn là lành tính và có khả năng tự khỏi.

Có 3 dạng cơ bản của bệnh u máu trẻ em: u dạng hang, u mao mạch, u hỗn hợp. Khối u có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào có nhiều mạch máu trong cơ thể, đặc biệt là ở trên da, một số ít xuất hiện ở trong nội tạng. Khi khối u vỡ ra, các mạch máu sẽ bị tổn thương và có máu chảy ra ngoài.
Dấu hiệu nhân biết bệnh u máu trẻ em
Vì là một căn bệnh thường xuất hiện trên da nên các dấu hiệu nhận biết u máu khá đơn giản với 3 cấp độ như sau:
– Cấp độ 1: Xuất hiện những vết màu đỏ, tím hoặc xanh phớt trên da phẳng như một cái bớt thông thường ở trẻ em.
– Cấp độ 2: Bệnh tiến triển thành một khối u gồ và nổi hẳn trên da có kích thước và hình dáng rõ ràng và có màu máu bên trong khối u.

– Cấp độ 3: Khối u có đặc điểm giống như ở cấp độ 2 nhưng bị vỡ ra hoặc xuất hiện biến chứng. Nếu khối u ở ngoài ra, khi vỡ sẽ dẫn đến chảy máu. Nếu khối u nằm sâu trong phần mềm sẽ xuất hiện vết loét.
Điều trị bệnh u máu ở trẻ em
Đa phần các khối u máu ở trẻ em là lành tính và không cần thiết phải điều trị đặc biệt. Theo thời gian, chúng sẽ dần teo đi và biến mất. Tuy nhiên, một số trường hợp khối u tiến triển như một khối u thực sự, gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và tâm lý của trẻ. Khi đó, cần phải nhờ đến sự can thiệp y tế.
Đối với bệnh u máu ở giai đoạn đầu, có thể sử dụng thuốc corticoid, thuốc chẹn beta hoặc hóa chất chống ung thư để điều trị khiến khối u nhỏ lại đáng kể. Nếu bệnh không đáp ứng với điều trị thuốc thì phẫu thuật sẽ là lựa chọn tiếp theo. Căn cứ theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp: phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc phẫu thuật bằng laser.

Thông thường, phương pháp dùng laser thường được ưu tiên đối với những trường hợp khối u máu nằm nông trên bề mặt của các khu vực nhạy cảm như mặt, môi, mũi, tai, mắt. Nhìn chúng, phần lớn các can thiệp điều trị bệnh u máu ở trẻ em thường không quá khó khăn phức tạp.