Việc tìm hiểu dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn có biện pháp chữa trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho bé.
Các bộ phận của tai
Để phát hiện ra những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ em một cách dễ dàng, trước tiên bạn cần tìm hiểu về cấu tạo của tai, tổ chức tai như thế nào.
Tai gồm có 3 bộ phận đó chính: Tai ngoài, tai trong và tai giữa, khi âm thanh bên ngoài truyền vào trước tiên qua tai ngoài, sau đó qua tai giữa mới vào tai trong.
Tai hoạt động bình thường có thể nghe thấy âm thanh khi tai có áp suất giống như môi trường bên ngoài. Ống ot-tát chính là bộ phận có nhiệm vụ làm cho cân bằng áp suất không khí bên trong tai giữa và môi trường bên ngoài.
Khi cơ thể bị lạnh hay dị ứng làm ống này bị tắc nghẽn sẽ khiến cho dịch nhầy tiết nhiều hơn và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tai một cách dễ dàng. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, màng nhĩ đỏ và có thể kèm theo sốt.
Dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Do các cơ quan chức năng của bé chưa hoàn thiện và hệ thống miễn dịch kém nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh viêm tai giữa nhất. Vì lúc này vòi nhĩ của trẻ ngắn hơn và nằm ngang so với người lớn nên vi khuẩn, virus có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Khi trẻ bị bệnh viêm tai giữa thường có một số triệu chứng điển hình như:
– Tai chảy mủ và đau nên trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc.
– Khi cha mẹ ấn nhẹ vào tai, bé có thể khóc thét lên. Với trẻ lớn lớn hơn sẽ kêu đau đầu và sức nghe giảm.
– Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 390C – 400C C, kèm theo triệu chứng nhức đầu.
– Trẻ nhỏ thường bỏ bú, lười ăn và có thể nôn trớ sau khi ăn xong. Đối với các bé lớn hơn thì không chịu ăn cơm, bỏ bữa.
– Trẻ không có phản ứng với tiếng động như khi cha mẹ gọi to, hay mở tivi (Đối với trường hợp bệnh nặng).
– Nếu cha mẹ chú ý quan sát có thể thấy màng nhĩ trẻ có màu đỏ và căng phồng lên.
– Rối loạn tiêu hóa là một trong những dấu hiệu bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Trẻ thường ăn không tiêu và đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đây là biểu hiện nguy hiểm nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ nhanh sút cân vì vậy cha mẹ cần chú ý.
– Khi bệnh đến giai đoạn nặng thì mủ tai nhiều tạo áp lực trong tai có thể gây thủng màng nhĩ và mủ được chảy ra ngoài. Khi mủ chảy ra ngoài thì các triệu chứng trên sẽ giảm, trẻ không còn xuất hiện các cơn đau tai nữa.
Nếu thấy một trong những dấu hiệu trên các mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Hiện nay một trong những bệnh viện lớn, uy tín chuyên điều trị nhi khoa là Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc. Tại đây có đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm từng tu nghiệp ở nước ngoài và làm việc tại các viện công lập lớn như viện Nhi Trung ương luôn tận tâm hết lòng với các bé. Đặc biệt, đội ngũ điều dưỡng viên tại khoa Nhi luôn thân thiện, ân cần giúp các bé xua tan cảm giác sợ hãi và lo lắng trong suốt quá trình điều trị.
Đến với khoa Nhi bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn chỉ định bác sỹ trực tiếp thăm khám cho con em mình. Không chỉ dừng lại ở công tác thăm khám, chẩn đoán và điều trị tổng quát, chuyên sâu, các bác sĩ còn tận tình giải đáp mọi thắc mắc của các bậc phụ huynh xoay quanh việc chăm sóc sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.