Viêm họng cấp là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp ở trẻ em cũng khá đơn giản, tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác có cùng triệu chứng, vì vậy cha mẹ cần chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ để đưa bé đi khám kịp thời.
Viêm họng cấp là bệnh xảy ra rất phổ biến ở mọi lứa tuổi trong đó nhiều nhất là trẻ em. Bệnh thường do virus, vi khuẩn và một số tác nhân khác như vấn đề vệ sinh cá nhân, nơi ở… gây nên. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp ở trẻ em thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên không ít các bậc cha mẹ chủ quan, thậm chí còn tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ như vậy rất nguy hiểm. Nếu bệnh viêm họng cấp không chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ nên chứ ý tới các dấu hiệu dưới đây để xác định trẻ có đang bị viêm họng cấp tính hay không:
Sốt cao kèm theo đau đầu
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng cấp ở trẻ em đầu tiên là trẻ thường có biểu hiện sốt cao kèm theo đau đầu. Đồng thời trẻ sẽ cảm thấy đau mỏi, ê ẩm khắp cơ thể, cảm giác mệt mỏi, chán ăn:
+ Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Sốt đến 38 độ
+ Trẻ từ 3 đến 6 tháng: Sốt 38,3 độ
+ Trẻ trên 6 tháng: 39 độ hoặc hơn.
Chú ý: Cha mẹ cần chăm sóc trẻ cẩn thận, nhất là khi con có biểu hiện sốt cao vì trẻ sẽ rất dễ bị co giật gây tổn thương và ảnh hưởng đến não bộ cũng như quá trình phát triển của trẻ sau này.
Cổ họng đau rát và có thể kém ho khan
Khi trẻ bị viêm họng sẽ khiến cổ họng luôn bị khô, cảm giác khát nước sau đó chuyển thành đau rát, khó nuốt khi ăn và lúc nói chuyện. Cảm giác đau đôi khi lan lên cả vùng tai gây đau nhói. Bên cạnh đó, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh sẽ khiến cổ họng trẻ có cảm giác ngứa và dẫn đến hiện tượng ho khan, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho trẻ bị khàn tiếng, mất giọng. Vì vậy nếu thấy con có hiện tượng họng đau, rát, sưng tấy, ho nhiều cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Nổi hạch ở cổ
Một trong những dấu hiệu bệnh viêm họng cấp ở trẻ em là hiện tượng cổ nổi hạch gây sưng đau. Biểu hiện này có thể xuất hiện hoặc không ở một số trường hợp và phát hiện bằng cách đưa tay sờ, ấn nhẹ vào vùng cổ của trẻ.
Ngoài ra, khi bị viêm họng cấp tính, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng như: Amidan sưng to, nghẹt mũi, chảy nước mũi… gây cho bé cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Cha mẹ cần chú ý gì?
Đối với bệnh viêm họng cấp ở trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu viêm họng do liên cầu bêta tan huyết nhóm A gây ra:
– Bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện người mệt mỏi, sốt cao 30 – 400C,
– Bác sĩ kiểm tra họng thấy có mủ trắng bẩn ở khe, hốc amiđan hai bên.
– Dùng tay có thể sờ thấy hạch dưới hàm cả hai bên, di động, ấn đau.
– Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao khi lấy máu làm xét nghiệm
Thông thường bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, nếu kéo dài hơn rất dễ gây các biến chứng, nhất là vào tuần thứ hai, thứ ba như: thấp tim, thấp khớp, viêm cầu thận cấp, viêm tai, viêm xoang, bệnh viêm tấy quanh amiđan, viêm thanh quản, viêm phế quản… vì vậy cần chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh viêm họng cấp ở trẻ em để đưa trẻ đến khám và điều trị nhi khoa kịp thời.