Hội chứng Tourette ở trẻ em là một dạng rối loạn chức năng khu vực kiểm soát vận động não bộ của trẻ. Bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 3-8. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết hội chứng Tourette ở trẻ em.
Nguyên nhân hội chứng Tourette ở trẻ em
Các nguyên nhân dẫn tới hội chứng Tourette ở trẻ em là do yếu tố di truyền và những biến chứng trong thai kỳ. Theo số liệu tổng hợp, khoảng 85% các trường hợp trẻ bị hội chứng này được di truyền từ cha mẹ và 15% còn lại là do người mẹ khi mang thai đã gặp các biến chứng như: chấn thương đầu, ngộ độc.
Dấu hiệu nhận biết hội chứng Tourette ở trẻ em
Hội chứng Tourette ở trẻ em được chia thành hai dạng đơn giản và phức tạp. Do vậy, dấu hiệu nhận biết hội chứng Tourette ở trẻ em cũng khác nhau theo từng dạng.
– Dạng Tourette đơn giản chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ và thường xuất hiện tình trạng máy giật lần đầu ở mặt (chớp mắt, chun mũi, hoặc trề môi), sau đó máy giật có thể xảy ra ở các bộ phận khác trên cơ thể. Máy giật với các phát âm đơn giản như hừ mũi, kêu ré, ho.
– Dạng Tourette phức tạp có ảnh hưởng đến nhiều nhóm vận động như nháy mắt kèm nhún vai hay ho kèm kêu ré. Ở dạng này có thể là sự kết hợp giữa bất kỳ dạng máy giật nào với mức độ từ nhẹ đến nặng và thường thay đổi theo thời gian. Mặc dù có nhiều người thường đánh đồng hội chứng Tourette với việc la hét những từ thô tục một cách không kiểm soát nhưng trên thực tế, chưa đến 2% những người bị Tourette có biểu hiện dạng máy giật này.
Nhiều trẻ bị hội chứng Tourette thường có những dấu hiệu báo trước khi cơn máy giật xuất hiện. Đó là cảm giác giống như muốn hắt xì hơi và cách tốt nhất để giải quyết tình trạng này là hắt hơi. Đa phần trẻ bị Tourette không thể kiểm soát được các cơn máy giật mà chúng thường che dấu hoặc tìm một chỗ kín đáo để thực hiện nó.
Xem thêm: xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ em
Khoảng từ 5 đến 24% trẻ em trong độ tuổi đi học gặp hiện tượng máy giật nhưng không bị Tourette. Đây được gọi là “sự máy giật tạm thời” và thường kéo dài ít nhất là 4 tháng và không quá một năm. Do vậy, cha mẹ nên quan sát tần suất của sự máy giật, cường độ, mức độ ảnh hưởng đối với cuốc sống của trẻ. Trong trường hợp trẻ chỉ bị nháy mắt khi mệt mỏi và không ảnh hưởng đến cuộc sống, có thể tự biến mất sau hai tuần thì chẳng có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra thường xuyên hơn và bắt đầu khiến trẻ khó chịu hoặc trẻ bị bạn bè trêu ghẹo thì đã đến phải đưa con đi kiểm tra.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết hội chứng Tourette ở trẻ em, qua đó giúp cha mẹ hiểu biết rõ hơn về căn bệnh cũng như những triệu chứng của nó để có thể đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát cho bé và nuôi dưỡng con yêu được tốt hơn.