Dị tật sứt môi và hở hàm ếch là tình trạng các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi. Đây là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mặt của trẻ.
Dị tật sứt môi và hở hàm ếch là gì
Sứt môi là dị tật bẩm sinh có khe nứt ở một hoặc cả hai bên đường giữa môi trên. Xảy ra khi 3 khối mô bào thai tạo thành môi trên không liền được với nhau và thường kết hợp với khe vòm miệng. Hở hàm ếch là có khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi.
Sứt môi và hở hàm ếch thường có 3 dạng: Sứt môi nhưng không bị hở hàm ếch; Hở hàm ếch nhưng không sứt môi; Sứt môi và hở hàm ếch. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên miệng.
Nguyên nhân gây dị tật sứt môi và hở hàm ếch
>>> Chi tiết: dịch vụ sàng lọc sau sinh
Môi là bộ phận được hình thành vào giữa tuần lễ thứ 4 và thứ 5 và của thai kì. Hàm trên được hình thành vào giữa tuần thứ 7 và tuần thứ 8. Khe hở môi và khe hở hàm xảy ra ở thai nhi vào những thời điểm này và do tác động của nhiều yếu trong quá trình hình thành môi và hàm trên.
Nguyên nhân của dị tật sứt môi và hở hàm ếch rất phức tạp, được cho là ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Trong đó, yếu tố môi trường là nguyên nhân chủ yếu, bao gồm môi trường bị ô nhiễm, viêm nhiễm, hormoon…
Những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị khe hở môi – hàm:
– Sử dụng vitamin A với liều cao.
– Chế độ dinh dưỡng kém hoặc bị cảm cúm trong những tháng đầu của thai kỳ.
– Thiếu axit folic, vitamin B12 và vitamin B6
– Nghiện rượu, thuốc lá
Dự phòng sứt môi và hở hàm ếch
Các nghiên cứu cho thấy axit folic có thể giúp ngăn ngừa tật khe hở môi hàm. Vì thế, trước và trong khi mang thai, phụ nữ nên dùng từ 0, 4 đến 1mg axit folic mỗi ngày, nên bắt đầu uống trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
Ngoài ra, axit folic cũng có nhiều trong rau xanh, cam quýt và các loại ngũ cốc, chị em phụ nữ hãy ăn những thức ăn này để góp phần làm tăng lượng axit folic trong cơ thể.
Xem thêm: khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em
Cần chú ý không được sử dụng axit folic với liều quá cao vì sẽ có thể gây tổn thương thần kinh do tăng bài tiết kẽm và làm thiếu hụt B12. Cần bổ sung axit folic cho cơ thể say khi ngừng uống thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, cần tránh dùng các loại thuốc kháng axit folic và cẩn thận với việc sử dụng vitamin A khi mang thai.