Những quan niệm sai lầm khi dạy con là yếu tố tiêu cực tác động đến việc hình thành nhân cách của bé sau này. Chính vì vậy, ba mẹ cần chú ý trong cách dạy con để bé có được suy nghĩ và định hướng chính xác cho sự phát triển sau này.
Các phương pháp dạy con ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lớn lên của bé. Nếu ba mẹ dạy con đúng cách, bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương cũng như những chỉ bảo đúng của ba mẹ. Từ đó, con biết suy nghĩ, phấn đấu và làm đúng để ba mẹ được vui.
Ngược lại, nếu ba mẹ dạy con chưa đúng cách sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con sau này. Chính vì vậy, những sai lầm khi dạy con là điều ba mẹ tuyệt đối không nên làm để con có một tuổi thơ tươi đẹp, góp phần định hướng đúng đắn cho cách sống, cách đối xử với mọi người của con sau này.
Dưới đây là một số sai lầm khi dạy con mà ba mẹ cần tránh:
Không trò chuyện cùng con

Giao tiếp là nhu cầu mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng cần đến. Hơn nữa, trẻ em lại rất hay tò mò nên luôn muốn hỏi thật nhiều để có thể được ba mẹ giải đáp tất cả những gì mà chúng băn khoăn về thế giới rộng lớn. Tuy nhiên, có khá nhiều ba mẹ, do bận rộn hay vì lý do nào đó mà không dành thời gian trò chuyện cùng bé.
Khi trẻ bị “bỏ rơi” và phải tự chơi một mình trong thời gian dài sẽ trở thành thói quen, trẻ tự bó buộc vào thế giới riêng của mình. Con sẽ không còn muốn tâm sự với ba mẹ nữa và không muốn ai bước vào thế giới nhỏ bé của chính mình. Đây là tác hại vô cùng to lớn ảnh hưởng đến cả tương lai sau này của bé.
Việc không dành thời gian trò chuyện, vui chơi cùng con cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tự kỷ đang ngày càng gia tăng ở trẻ nhỏ.
So sánh con với những đứa trẻ khác
Việc so sánh con với những đứa trẻ khác là một sai lầm khi dạy con vô cùng tai hại. Khi con mắc sai lầm hay không đạt được những gì như ba mẹ mong muốn thì họ sẽ đem con ra để so sánh với “con nhà người ta”. Hàng loạt câu nói như “sao con không được như bạn A”, “con nhà người ta thế này…” được ba mẹ gieo rắc vào đầu con.
Những sự so sánh này tưởng như là động lực để con phấn đấu, khiến con ngại ngùng, xấu hổ với bạn bè để từ đó cố gắng hơn nhưng trên thực tế, chính sự so sánh đã tác động xấu đến con. Nó không những không khích lệ mà còn khiến con thêm mặc cảm, tự ti hoặc hình thành tính cách ghen ghét, đố kị với bạn khác.
Phản ứng thái quá khi con mắc lỗi

Nhiều ba mẹ có phản ứng thái quá, gắt gỏng khi bé mắc lỗi nhưng họ lại không biết rằng đây là sai lầm khi dạy con mà bất cứ ba mẹ nào cũng không nên mắc phải.
Ví dụ như trẻ làm đổ bình sữa lên bàn ăn và mẹ sẽ la mắng trẻ. Điều này khiến trẻ sợ hãi, cảm thấy có lỗi và sẽ khóc to. Tuy nhiên nó lại là phản ứng không hề tích cực vì việc trẻ khóc to càng khiến ba mẹ căng thẳng, tức giận hơn và sau đó, trẻ cũng có thể sẽ lặp lại nhiều lần nữa.
Thay vào đó, ba mẹ hãy nhẹ nhàng nói với trẻ việc này là sai và cùng trẻ dọn dẹp chỗ bị làm đổ sữa. Bé sẽ có phản ứng tích cực với hành động của mẹ và những lần sau, khi con làm sai gì đó, con cũng có thể tự mình dọn dẹp “hậu quả” mà không cần phải để ba mẹ nhắc nhở. Điều này sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc la mắng trẻ phải không nào?
Kỳ vọng quá cao
Sự kỳ vọng của ba mẹ đối với con cũng chính là nguồn động viên con cố gắng mỗi ngày. Tuy nhiên, có nhiều ba mẹ lại đặt kỳ vọng quá cao vào con trong khi năng lực của trẻ không đạt được mức như vậy. Đây cũng là một sai lầm khi dạy con khá phổ biến hiện nay.

Việc kỳ vọng quá cao đôi khi tác động ngược trở lại, nó không là động lực thúc đẩy con nữa mà vô hình trở thành sự lo lắng, mệt mỏi của con. Con sẽ cảm thấy sợ hãi khi không làm được điều ba mẹ mong muốn, làm việc gì cũng cảm thấy lo lắng về kết quả. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ.
Không đặt ra kỷ luật cho con
Một sai lầm khi dạy con mà nhiều ba mẹ mắc phải đó là việc không đặt ra kỷ luật cho con. Ba mẹ để con được tự do làm điều mình thích, không cần biết điều đó đúng hay sai, nên làm hay không nên làm.
Khi thấy con bắt nạt trẻ khác mà ba mẹ không răn đe ngay sẽ khiến trẻ hình thành tính cách hung hăng, khó bảo sau này. Hay chỉ những việc đơn giản như sau khi chơi đồ chơi xong, bé không chịu cất gọn mà vứt bừa bãi cũng khiến sau này trẻ bừa bộn, không gọn gàng.
Việc không đặt ra kỷ luật cho con ngay từ khi còn bé xuất phát từ việc không nhìn nhận đúng bản chất vấn đề hoặc không biết làm thế nào để xây dựng nguyên tắc cho con nên thường bỏ qua và im lặng. Chính điều này để hình thành cho con lối sống “vô kỷ luật”, ảnh hưởng tiêu cực đến cả tương lai của trẻ.
Vì vậy, để dạy con đúng cách, ba mẹ hãy đặt ra kỷ luật cho con ngay từ khi chúng còn nhỏ, từ giờ giấc sinh hoạt cho đến bất kỳ việc nào khác. Việc này sẽ giúp hình thành thói quen cho trẻ về một cuộc sống có nguyên tắc, đúng giờ…
Những sai lầm khi dạy con được nêu ra trong bài viết này chắc hẳn vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của rất nhiều bậc phụ huynh. Chúng có thể tác động xấu đến cuộc sống và tâm lý của con nên ba mẹ hãy nhìn nhận lại để có được phương pháp dạy con đúng đắn, giúp bé phát triển toàn diện sau này.
Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm cách chăm sóc con qua: http://khoanhi.hongngochospital.vn/cach-day-tre-cham-noi/