Dù bé chưa nói được nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể tâm sự với con thông qua những cử động nhỏ của các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt có thể đọc bệnh trẻ qua tiếng ho. Đây là những biểu hiện mà cha mẹ nào cũng cần phải biết.
Đọc bệnh trẻ qua tiếng ho chính xác
Dù con có khỏe mạnh vẫn có lúc ho vài tiếng, và đôi khi ho thực sự giúp bé thở tốt hơn bằng cách làm sạch đường thở. Sau khi hết cảm, các triệu chứng khác sẽ biến mất nhưng những cơn ho có thể vẫn còn dai dẳng ít lâu. Tuy nhiên, không phải tất cả các triệu chứng ho đều giống nhau, ho đều do bị bệnh. Có 1 số trường hợp ho là dấu hiệu của những chứng bệnh khác không phải một cơn cảm lạnh thông thường:
+ Thở khò khè: dấu hiệu của viêm màng tiểu phế quản, do các virus hợp bào đường hô hấp gây ra (RSV).
+ Tiếng ho khàn: triệu chứng của viêm thanh quản.
+ Ho kéo dài và thường ho vào ban đêm: có thể là do con dị ứng hoặc viêm xoang.
+ Ho đột ngột, dai dẳng mà không đi kèm những triệu chứng cảm lạnh khác: có thể bé bị hen suyễn hoặc dị ứng do hít phải vật lạ.
+ Bé ho khan kèm ngứa và chảy nước mắt, bị co thắt ngực và cơ hoành thì là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
+ Ho dai dẳng đi kèm khó thở, sốt và ớn lạnh: đây là những triệu chứng của bệnh viêm phổi.
+ Ho từng đợt khoảng 20-30 giây không ngừng, giữa những đợt ho có âm thanh bất thường như chim kêu do trẻ cố gắng hít hơi sâu, có biểu hiện phù quanh hốc mắt; mặt biến sắc, ho mỗi lúc một tăng dần, ho cả ngày và kéo dài hơn về đêm, uống thuốc giảm ho cũng không đỡ cộng với sốt thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà.
+ Ho liên tục, nhiều đờm gây khó thở: triệu chứng của bệnh xơ nang.
+ Nếu bé ho khan, kèm triệu chứng mũi bị nghẹt và chảy nước, họng sưng, sốt nhẹ về đêm thì chắc chắn con đã bị cảm lạnh.
+ Nếu tiếng ho nhỏ nhưng liên tục, khò khè trong vài ngày nhưng không sốt hay cảm lạnh thì có thể là nguyên nhân của việc thức ăn gây tắc nghẹt đường thở.
+ Nếu bé thức giấc vào nửa đêm và ho sâu, có đờm, khó thở, có hiện tưởng cảm lạnh hoặc sổ mũi thì đó là dấu hiệu của bệnh bạch hầu thanh quản. Các triệu chứng khác đi kèm như: sưng niêm mạc khí quản khiến đường thở bị nghẹt, do đó tiếng ho đặc kín khi trẻ hít thở vào.
+ Nếu tiếng ho đi kèm tiếng khò khè, ho rũ rượi, khó thở, kèm theo sốt nhẹ và chán ăn thì có thể con bị viêm cuống phổi nhỏ (đối với bé dưới 1 tuổi)
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho?
Bạn không nên tự ý cho bé uống thuốc không kê đơn như thuốc ho, thuốc thông mũi hoặc thuốc kháng sinh mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Khi trẻ bị ho, cha mẹ có thể làm giảm bớt dịch nhầy trong đường thở của bé bằng cách cho bé uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác. Hoặc để bé dễ thở hơn, ba mẹ có thể đặt máy làm ẩm không khí trong phòng vào ban đêm hoặc đưa bé vào phòng tắm đầy hơi nước.
Nếu bạn đoán được trong phòng bé có những chất gây dị ứng dẫn đến tình trạng ho mãn tính như thú bông thì hãy thử bỏ thú nhồi bông và những vật dụng giường ngủ bằng lông ra ngoài, quét phòng ngủ sạch sẽ và để thú nuôi tránh xa phòng bé. Bên cạnh đó, tuyệt đối không để bé tiếp xúc với khói thuốc lá vì đây có thể là nguyên nhân gây ho.
Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị ho đi khám bệnh?
Ba mẹ cần chú ý vì ho có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, khiến con ăn không ngon, ngủ không yên giấc. Cần đưa bé đi khám bệnh ngay nếu bé ho ra máu, khó thở hoặc có những triệu chứng nghiêm trọng khác đi cùng như sốt, tim đập nhanh, ngủ mê mệt hoặc nôn mửa, bé gặp khó khăn khi nuốt. Nếu bé không thở được hoặc mất ý thức thì cần hô hấp nhân tạo hoặc sơ cứu cho bé nhanh chóng và nhờ người gọi cấp cứu đưa con vào viện ngay lập tức. Các bệnh dị ứng, xuất hiện vật lạ hoặc hen suyễn có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho mãn tính, do đó ba mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ nếu chứng ho của con kéo dài hơn một tuần dù bé không có biểu hiệu lạ nào khác.
Thế mới thấy ho thôi cũng rất nguy hiểm nếu bố mẹ không tinh ý. Thông qua bài viết này bố mẹ dễ dàng đọc bệnh trẻ qua tiếng ho, từ đó có hướng giải quyết hợp lý.
Bạn đang đọc bài viết: Đọc bệnh trẻ qua tiếng ho – cha mẹ nào cũng cần biết