Ba mẹ hoàn toàn có thể dễ dàng nhận biết 7 dấu hiệu lạ dưới đây và trong những trường hợp này hãy đưa con đi khám ngay lập tức để tránh những tình huống xấu xảy ra.
Xuất hiện nốt ruồi lạ và lớn
Nếu trên cơ thể bé bỗng nhiên xuất hiện một nốt ruồi lớn (> 6mm) thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm vì một số nổt ruồi có nguy cơ trở thành ác tính. Mẹ cũng nên để ý vị trí của các nốt ruồi cũng như quan sát sự thay đổi mỗi tháng khi tắm cho con.
Nếu nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng, màu sắc… thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay vì đây rất có thể là dấu hiệu của một bệnh ung thư da.
Trẻ sơ sinh bị rụng tóc nhiều
Rụng tóc vành khăn là bình thường nhưng nếu bé bị rụng thường xuyên dù đã qua 6 tháng tuổi thì mẹ cần cẩn trọng. Sau khi sinh, trẻ thường bị rụng tóc vành khăn, điều này không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bé vẫn tiếp tục rụng nhiều tóc sau 6 tháng tuổi thì bố mẹ cần đưa bé đi thăm khám kịp thời vì rất có thể con đang bị
+ Nhiễm nấm ở da đầu với các triệu chứng như: rụng tóc thành từng mảng tròn, da đầu có màu đỏ, khô, bong tróc…
+ Bé bị hói do hệ thống miễn dịch tấn công chân tóc làm tóc mọc chậm, rụng tóc nhiều.
Dấu hiệu trẻ khó thở
Nhịp thở thông thường của trẻ dao động từ 20 – 40 nhịp/phút và nhịp thở có thể tăng nhanh hơn một chút khi con mới thức dậy. Nếu trường hợp trẻ sơ sinh thở nhanh, khó thở, lồng ngực rung lên, trẻ thở bằng mũi thì rất có thể bé đang bị chứng suy hô hấp gây khó thở thanh quản. Bên cạnh việc đưa con đi khám bác sĩ thì mẹ vẫn nên cho trẻ bú đều, uống nước đầy đủ. Nếu trẻ đang bị khó thở kèm theo môi, mặt tím tái hoặc xanh xao thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Thóp đầu chậm liền
Khi mới sinh ra thóp trước trẻ có kích thước là 2,5 x 2,5 cm (thóp đầu là đường nối trung điểm của hai cạnh đối diện). Sau khi sinh 2 – 3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ, tháng 12 – 18 thì khép lại. Nếu thóp đầu bé không nhỏ dần lại mà thậm chí lớn dần hơn so với sau sinh thì mẹ cần đặc biệt cẩn trọng. Trẻ có thể đang mắc phải các bệnh lý sau:
+ Xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém.
+ Bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Khả năng nghe kém ở trẻ em
Trẻ không có phản ứng gì khi mẹ hoặc mọi người gọi tên dù đã được tròn một tuổi thì mẹ hãy nghĩ ngay tới trường hợp rất có thể con gặp phải các vấn đề về thính giác. Có thể là bị điếc.
Để kiểm tra có điếc hay không, mẹ hãy đưa con đi khám để kiểm tra khả năng phản ứng với âm thanh, chấn thương vùng đầu, các bất thường bẩm sinh ở đầu và cổ. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu các nguy cơ nếu trẻ có tiền sử sinh non, nằm lồng ấp, điều trị tích cực sơ sinh, vàng da nặng hoặc viêm màng não, viêm não và các nguy cơ tiềm ẩn nếu mẹ bị rubella khi mang thai.
Dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh
Trong trường hợp trẻ không ướt tã, có nhiều bà mẹ cho rằng con đang khỏe mạnh nhưng đây chính là một trong những dấu hiệu của hiện tượng thiếu nước, khát, mất nước trong cơ thể. Khi bị mất nước trẻ thường có dấu hiệu môi khô, khô miệng, mắt trũng, thờ ơ, đờ đẫn, mất tập trung.
Trẻ ngủ ngáy to
Trẻ sơ sinh khi ngủ ngáy to rất có thể là do con đang mắc các vấn đề về đường hô hấp. Ngáy được gây ra bởi sự tắc nghẽn hoặc chật hẹp trong quá trình lưu thông không khí khi bé đang ngủ.
+ Ngủ ngáy do cảm lạnh
+ Ngủ ngáy do viêm amidan
+ Ngủ ngáy có liên quan đến sự ngưng thở
7 dấu hiệu lạ ở trẻ em trên đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ trên ngay khi được phát hiện, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.
Bạn đang đọc bài viết: Đưa đi khám ngay nếu xuất hiện 7 dấu hiệu lạ ở trẻ em dưới đây