Những ngày giao mùa, đặc biệt từ Thu sang Đông chính là thời điểm virus dễ “bắt nạt” trẻ em nhất trong năm. Một trong những bệnh mà các bé thường gặp phải trong thời gian này, không thể không nhắc tới là bệnh viêm phế quản.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thống kê mỗi năm có khoảng 4,3 triệu trẻ em trên thế giới tử vong do viêm đường hô hấp cấp, chiếm tỉ lệ cao nhất là các bệnh về đường hô hấp dưới như: viêm tiểu phế quản, viêm phế quản và viêm phổi. Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển của đô thị hóa, tình trạng trẻ nhỏ nhập viện do viêm đường hô hấp dưới, điển hình là viêm phế quản đã lên đến những con số ngày càng báo động, rung lên hồi chuông cảnh báo tới các bậc phụ huynh không nên coi thường vấn đề đáng lo ngại này.
Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là viêm nhiễm đường thở dưới. Bệnh này chưa tấn công vào nhu môi phổi nên không đến mức nguy hiểm, có thể tự khỏi ở tình trạng nhẹ. Nhưng nếu không biết cách phòng ngừa và điều trị kịp thời, triệt để sẽ nhanh chóng lây lan đến phổi, gây ra bệnh viêm phổi nguy hiểm tới tính mạng, đặc biệt với cơ thể có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ.
Triệu chứng của bệnh
Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ mắc phải bệnh viêm phế quản. Vì vậy bố mẹ hãy tham khảo rõ các triệu chứng sau trong từng giai đoạn của bệnh để theo dõi con em mình:
Giai đoạn đầu: Trẻ sốt nhẹ, ho khan, hát hơi, sổ mũi (có thể dẫn đến ngạt mũi).
Giai đoạn phát triển bệnh:
- Trẻ sốt hơn, bắt đầu có dấu hiện khó thở: thở khò khè, thở bằng miệng.
- Da tím tái, xanh xao.
- Xuất hiện những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ.
Giai đoạn nguy hiểm:
- Sốt cao trên 38 độ.
- Người mệt mỏi, môi và da khô, chảy mồ hôi, bỏ ăn
- Ho theo cơn kéo dài (gần giống như ho gà hoặc ho lao), có thể có đờm.
- Bé thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực hoạt động mạnh.
- Da bé xanh xao, môi và đầu ngón tay, ngón chân tím tái.
- Trẻ hay bị nôn, tiêu chảy.
Nặng hơn sẽ có những biểu hiện về thần kinh như nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật. Mạch bé yếu nhưng tim đập nhanh.
Nguyên nhân
- Virus: Trong số các nguyên nhân của viêm phế quản ở trẻ, 90% là do virus gây ra như: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn (H.influenzae)…
- Thời tiết: Thực tế, viêm phế quản có thể “ghé thăm” trẻ nhỏ ở bất cứ thời điểm nào, đặc biêt trong những ngày thời tiết thay đổi hay giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Chúng ta đều biết cơ thể trẻ rất nhạy cảm và sức đề kháng yếu, vậy nên bé mắc viêm phế quản trong những ngày giao mùa là điều khá dễ hiểu.
- Hít phải hơi độc: Khói thuốc lá, acid, … Bé sẽ có nguy cơ cao bị viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp nếu phải tiếp xúc nhiều trong môi trường có người hút thuốc lá thường xuyên.
- Không khí ô nhiễm: Ngoài những virus kể trên, thường ngày trẻ cũng luôn phải tiếp xúc và chống chọi với hàng tỉ vi khuẩn khác ngoài không khí. Hít phải khói bụi ngoài môi trường cũng là lí do
Các dạng viêm phế quản
Viêm phế quản được các bác sĩ chia thành 3 dạng: Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản cấp và viêm phế quản phổi. Bố mẹ nên nắm chính xác dạng viêm phế quản mà trẻ đang mắc phải để có hướng điều trị phù hợp cho con:
- Viêm tiểu phế quản: Biểu hiện của viêm tiểu phế quản là trẻ bị ho và sổ mũi nặng, trẻ khó thở, thở khò khè, với các trường hợp nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng bé thường bị thiếu Oxy để thở và nhờ đến máy thở.
- Viêm phế quản cấp: Trường hợp này thường xuất hiện nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có các triệu chứng như: tím tái, ngừng thở, thở khò khè nặng, nhiều lúc thở bằng miệng, nhịp thở nhanh
- Viêm phế quản phổi: Bệnh trải qua 2 giai đoạn là giai đoạn khởi phát và giai đoạn nguy hiểm.
Những dấu hiệu trong giai đoạn khởi phát là: Sốt nhẹ, ho khan, ngạt mũi, chảy nước mũi và hay quấy khóc
Bé đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm nếu có những dấu hiệu sốt cao trên 38 độ và khó thở hơn. Ngoài ra, có những triệu chứng của hô hấp biểu hiện rõ mà bố mẹ cần lưu ý như: Ho nhiều, tím tái, rối loạn tiêu hóa và xuất hiện các triệu chứng về thần kinh như co giật, li bì, hôn mê…
Phương pháp
Khi trẻ bị viêm phế quản, trước hết bố mẹ cần phân tích hoặc đưa bé tới bác sĩ để khám tổng quát cho bé giúp hiểu rõ nguyên nhân bị bệnh của con và tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất.
Liệu pháp để điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em là nới rộng khí quản cho trẻ, hay bác sĩ có thể kê loại thuốc ho giúp trẻ không bị tắc đờm trong cổ họng, đôi khi bác sĩ sẽ dùng một cái ống để hút các chất nhầy trong phổi.
Đối với chứng ho khan không nên điều trị bằng thuốc ho cho trẻ, nếu ho giúp bé đẩy hết đờm ra ngoài, thì lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn. Nếu bác sĩ chẩn đoán bệnh hen suyễn hay căn bệnh dị ứng khí quản là nguyên nhân khiến trẻ bị ho, bác sĩ sẽ cho bé uống thuốc bronchodilator giúp khí quản có thể mở rộng hay thuốc corticosteroid làm dịu các vết sưng tấy.
Biện pháp phòng ngừa
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Dẫu biết rằng đôi khi virus có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh cho con bất cứ lúc nào mà chúng ta không lường trước được, tuy nhiên bố mẹ vẫn có thể giúp bé phòng tránh bệnh viêm phế quản, ngay cả trong những ngày giao mùa nhạy cảm như này bằng việc bảo vệ con với những biện pháp sau:
- Cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời và có thể kéo dài hơn vì sữa mẹ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế các bệnh về đường hô hấp.
- Cho bé uống nhiều nước hàng ngày
- Thường xuyên làm sạch và thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý an toàn cho bé (từ 2-3 giọt)
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho trẻ.
- Tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Cùng với đó, vệ sinh tay sạch sẽ khi bế hoặc cho trẻ bú.
- Thường xuyên giặt chăn, ga, gối, vệ sinh phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát để nguồn không khí được trong lành, giúp trẻ có hệ hô hấp được khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm: xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ em