Mụn kê hay còn gọi là mụn sữa – tình trạng phổ biển ở trẻ sơ sinh vào mùa nóng. Tình trạng này là rất bình thường tuy nhiên mẹ cũng nên tìm hiểu để có giải pháp chữa kê ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.
Mụn kê chỉ ảnh hưởng về tính thẩm mỹ trên da bé chứ không có ảnh hưởng nghiêm trọng gì. Tuy nhiên, khi trẻ bị kê, nhiều bố mẹ đã vội vàng dùng các biện pháp điều trị không phù hợp dẫn đến những biến chứng nặng nề.
Mụn kê ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn kê là sự ứ đọng của hormone nhận từ mẹ, các chất bã, bụi bẩn, mồ hôi,… trên da bé. Bệnh thường xuất hiện ở vùng trán, mũi, gò má, một số có ở bắp tay. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh (chiếm đến 40%).
Những nốt mụn này có thể được bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Nó sẽ càng tấy đỏ hơn khi cơ thể nóng lên hay khi da bị kích thích do tiếp xúc với sữa mẹ, nước bọt và các chất tẩy rửa.
Bố mẹ thường nhầm lẫn hiện tượng kê với rôm sảy nên cần biết để tránh nhầm lẫn. Trẻ sơ sinh bị kê không đau và ngứa còn khi bị rôm sảy thì bé rất ngứa ngáy khó chịu.
Trẻ bị kê có nguy hiểm không?
Các chuyên gia Nhi khoa Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, mụn kê không hề nguy hiểm, nó sẽ tự biến mất sau một vài tuần hoặc một tháng. Những nguy hiểm của nó là do ba mẹ áp dụng những phương pháp không đúng cách.
Tuy nhiên bệnh nếu không được quan tâm thì vùng da xuất hiện mụn kê sẽ bị kích ứng và gây khó chịu. Nốt mụn có thể bị vỡ, mưng mủ gây viêm nhiễm, thậm chí để lại các di chứng trên da trẻ suốt đời.
Cách chữa kê ở trẻ sơ sinh tại nhà
Cách chữa mụn kê cho bé cực kì đơn giản, mẹ có thể dùng các loại thảo dược có tính mát để tắm cho bé như mướp đắng, lá khế, lá giềng, hạt kê, hạt mùi. Sử dụng các loại cây cỏ là cách chữa kê được rất nhiều mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả cao chỉ sau 1 vài lần sử dụng. Tuy nhiên, chị em cần chú ý rửa lá thật kỹ để tránh các loại vi khuẩn tiếp xúc với da bé khiến tình trạng mụn càng nặng hơn.
Những lưu ý khi chữa kê ở trẻ sơ sinh
Người lớn cũng không nên chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn, hành động này rất mất vệ sinh và càng làm cho tình trạng diễn biến xấu hơn. Khi cần phải chạm vào mặt em bé thì bạn cần rửa tay mình sạch sẽ.
Cho bé mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, không để con bị nóng bức, sẽ khiến mụn lây lan nhiều hơn. Cố gắng giữ da mặt con sạch sẽ mỗi ngày, nếu ra mồ hôi thì dùng khăn vải bông lau đi nhẹ nhàng.
Trẻ bị kê không cần bôi thuốc cũng tự khỏi, đôi khi một số loại thuốc có thể gây dị ứng trên da. Do đó, việc bôi thuốc không được bác sỹ khuyến khích.
Mẹ cần tắm rửa hàng ngày cho con bằng nước sạch đun sôi để nguội; nước lá hoặc sữa tắm dưỡng ẩm dành cho trẻ sơ sinh, nhớ lau người trẻ thật khô sau khi tắm.
Mẹ nhớ phải ăn thật nhiều thực phẩm mát, tránh ăn các loại thực phẩm tanh và gây dị ứng. Khi cho con bú, mẹ không được để sữa bắn lên mặt bé bởi nó có thể làm kích ứng da.
Tránh để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi, những người bị nhiễm trùng da. Nếu thấy con có biểu hiện khó chịu hoặc hơn 3 tháng vẫn không hết kê thì cha mẹ cần ngay lập tức đưa con tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị đúng đắn.
Như vậy mẹ có thể thấy mụn kê ở trẻ là lành tính, rất bình thường, cách chữa kê ở trẻ sơ sinh cũng vô cùng đơn giản và an toàn, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hãy thật bình tĩnh tìm kiếm giải pháp hữu hiệu nhất, đừng vội vàng lo lắng dùng các loại thuốc không rõ tác dụng gây biến chứng da ở trẻ mẹ nhé!
Bạn đang đọc bài viết: Giải pháp hữu hiệu chữa kê ở trẻ sơ sinh