Hội chứng Tourette ở trẻ em là một dạng rối loạn chức năng ở khu vực kiểm soát vận động não bộ trẻ gọi là hạch. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 3-8 tuổi và cứ 1.000 em bé sinh ra thì có 2 trẻ bị mắc hội chứng này.
Hội chứng Tourette là gì?
Hội chứng Tourette (hay còn gọi là Hội chứng Gilles de la Tourette) là bệnh liên đới thần kinh thường gặp ở trẻ em. Hội chứng Tourette thường có những biểu hiện như lặp đi lặp lại một động tác hoặc phát ra những âm thanh mà bản thân không thể tự kiểm soát. Triệu chứng bệnh Tourette khá đa dạng và xảy ra ở những bộ phận khác nhau trên cơ thể, gây khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp Tourette ở trẻ em, những động tác co giật có thể giảm đi khi bước vào tuổi trưởng thành.
Hiện nay, có khoảng 0.4% đến 3.8% trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên mắc hội chứng Tourette. Các động tác giật xuất hiện nhiều hơn ở độ tuổi tiểu học và thường biểu hiện qua các triệu chứng như giật (nháy) mắt, ho, hắng giọng, hít mạnh, phát ra tiếng động, và các tật ở mặt như méo mặt. Hội chứng Tourette không gây ảnh hưởng xấu đến trí thông minh và không làm giảm tuổi thọ trung bình của người bệnh.
Nguyên nhân gây ra hội chứng Tourette ở trẻ em
Do yếu tố di truyền và các biến chứng trong thai kỳ: Theo thống kê, có tới 85% các trường hợp trẻ em bị hội chứng tourret được di truyền từ cha mẹ và 15% còn lại là do khi mang thai, người mẹ gặp các biến chứng trong thai kỳ như chấn thương đầu, ngộ độc. Tỷ lệ mắc bệnh ở các bé trai cao hơn gấp 3-4 lần bé gái.
Do rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD): Các chuyên gia đã phát hiện ra mối liên hệ giữa Tourette và hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Theo đó, những trẻ bị Tourette thường cũng bị OCD nhưng ngược lại thì không. Bên cạnh đó, trẻ bị Tourette cũng thường gặp hội chứng tăng động giảm tập trung.
Ngoài những nguyên nhân trên đây, trẻ bị hội chứng Tourette nếu thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, buồn chán sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Do vậy, các phụ huynh nên hướng trẻ tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh và chơi thể thao để giảm stress.
Biểu hiện của hội chứng Tourette ở trẻ em
Trẻ bị hội chứng Tourette thường được chia thành hai dạng với mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Trẻ thường chớp mắt
Dạng Tourette đơn giản: chỉ ảnh hưởng đến một nhóm cơ, thông thường trẻ sẽ bị máy giật lần đầu ở mắt với các biểu hiện như chớp mắt, chun mũi, trề môi. Sau đó hiện tượng máy giật sẽ chuyển sang các bộ phận khác như cơ vai, ngoẹo đầu cùng với các âm thanh phát ra như hừ mũi, kêu ré và ho.
Dạng Tourette phức tạp: Dạng này sẽ ảnh hưởng đến một nhóm vận động như nháy mắt kèm nhún vai hoặc là ho kèm kêu ré. Dạng này có thể là sự kết hợp giữa bất cứ dạng máy giật nào với mức độ từ nhẹ đến nặng và thường thay đổi theo thời gian.
Trẻ muốn hắt xì hơi những không thể làm được
– Một số trẻ bị hội chứng Tourrete thường có dấu hiệu báo trước những cơn máy giật như cảm giác muốn hắt xì hơi và cách tốt nhất để giải quyết là hắt hơi. Đa phần trẻ bị Tourette sẽ không thể kiểm soát được các cơn máy giật mà thường che dấu hoặc tìm một chỗ kín đáo để thực hiện nó.
– Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết có tới 24% trẻ bị máy giật không bị hội chứng Tourette. Hiện tượng này được gọi là “máy giật tạm thời” với triệu chứng chỉ kéo dài trong vòng 4 tháng và không quá một năm.
Trên đây là thông tin hữu ích về hội chứng Tourrete ở trẻ em mà cha mẹ cần biết. Nếu hiện tượng nháy mắt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị nháy mắt liên tục và cảm thấy khó chịu thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám.