Tiem phong cho tre so sinh vẫn là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Dưới đây là những lưu ý về lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ có thể tham khảo.
Lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ sau sinh: 24 giờ sau sinh tiêm phòng viêm gan B mũi 1 cho trẻ (xem thêm: sang loc sau sinh)
Tiêm phòng cho trẻ 1 tháng tuổi: cha mẹ nên tiêm phòng 2 bệnh sau cho bé càng sớm càng tốt sau khi sinh:
-Vắc-xin phòng lao: tiêm 1 mũi, nên tiêm ở vai trái.
– Tiêm phòng viêm gan B mũi 2 (tốt nhất là 24 giờ sau sinh), thường được tiêm ngay trong bệnh viện sau khi bé vừa sinh.
Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi:
-Tiêm vắc-xin phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
-Có thể tiêm phòng Rota vi-rút gây bệnh tiêu chảy.
-Tiêm phòng viêm màng não mũ, viêm họng, viêm phế quản do vi khuẩn H.influenza túp b
-Tiêm viêm gan B mũi 3. Tiêm nhắc lại mũi 4 một năm sau và 8 năm sau nhắc lại mũi 5 viêm gan B.
Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi:
-Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 2.
-Tiêm phòng viêm màng não mũ, viêm họng, viêm phế quản do vi khuẩn H.influenza túp b mũi thứ 2.
Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi:
-Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 3 và tiêm nhắc lại mũi thứ 4 sau 1 năm
-Tiêm phòng viêm màng não mũ, viêm họng, viêm phế quản do vi khuẩn H.influenza túp b mũi thứ 3, tiêm nhắc lại mũi 4 sau 1 năm.
Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi:
-Tiêm phòng cúm. Tiêm lần đầu tiên khi trẻ 6 – 36 tháng, mũi 2 tiêm sau 1 tháng, trẻ trên và nên tiêm nhắc lại hàng năm.
Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi:
Tiêm cho trẻ mũi 1 phòng sởi, quai bị rubella (hiện nay đã có vắc-xin phối hợp 3 in 1), mũi 2 tiêm sau 6 tháng , tiêm nhắc lại 4 năm sau.
Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi:
-Tiêm phòng thủy đậu: tiêm mũi1. Đối với trẻ trên 12 tuổi, tiêm mũi 2 cách mũi 1từ 6 -8 tuần.
-Tiêm mũi 1viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 mũi đầu cách nhau từ 1 – 2 tuần, tiêm mũi 3 sau mũi 2 một năm và cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi 15 tuổi.
-Tiêm viêm gan A mũi 1, mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6-12 tháng.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng cho trẻ
Sau khi được tiêm theo đúng lịch tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi, phần lớn các bé sẽ bị sốt nhẹ, bị sưng đỏ, phồng rộp chỗ tiêm. Điều này hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng vì các hiện tượng này sẽ hết sau 1-2 ngày.
Ngoài ra, ở một số bé do cơ địa đặc biệt có thể bị sưng đỏ và nổi cục cứng, đau tại chỗ tiêm, có thể kéo dài khoảng 6-8 tiếng. Cha mẹ tuyệt đối không đắp chanh hoặc khoai tây theo kinh nghiệm dân gian vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm. Thay vì vậy, mẹ có thể chườm lạnh để giúp bé giảm đau, cho bé mặc quần áo thoáng mát. Nếu trẻ sốt cao liên tục 39 độ, bỏ bú cũng như quấy khóc nhiều, da tím tái thì các mẹ đưa bé đến bệnh viện để khám.
4 lưu ý dành cho cha mẹ khi tiêm phòng cho trẻ
Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh có 4 lưu ý sau các mẹ không nên bỏ qua:
– Không cho bé ăn, bú mẹ quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng khi tiêm.
– Nên mang theo sổ khám ghi lại nhật kí tiêm phòng, cũng như lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi của bé để các nhân viên y tế tiện theo theo dõi.Thông báo trước cho các bác sĩ về tình trạng sức khỏe cũng như các bệnh mãn tính của bé, tiền sử dị ứng, nhất là những phản ứng của trẻ với vắc-xin ở những lần tiêm trước.
– Các loại vắc-xin sống phòng lao, thủy đậu, sởi… nên tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.
Để đảm bảo quyền lợi được chăm sóc sức khỏe của bé, cha mẹ cần tham gia các buổi tư vấn tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ để có thể nắm được lịch tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi và hiểu rõ hơn về các chương trình tiêm chủng này.
Xem thêm: khám tổng quát cho bé ở hà nội