Trẻ em ngay sau khi sinh ra cần được tiêm phòng để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ lich tiem chung mo rong quốc gia để con được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo đúng độ tuổi.
Tầm quan trọng của tiêm phòng đối với trẻ em
Tiêm vắc-xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên để kích thích cơ thể sản sinh ra miễn dịch để chủ động phòng tránh sự tấn công của các yếu tố gây bệnh.Trẻ em khi mới sinh ra có thể miễn dịch với một số loại bệnh vì nhận được kháng thể từ sữa mẹ. Tuy nhiên sự miễn dịch này chỉ kéo dài từ 1 tháng cho tới khoảng 1 năm.
Do đó, nếu không được tiêm vắc-xin và trẻ bị phơi nhiễm với bệnh, các bé sẽ không đủ sức để chống lại bệnh tật. Chính vì thế, tiêm phòng cho trẻ là việc cần thiết mà các bậc cha mẹ nên thực hiện nhằm bảo vệ con yêu tránh khỏi nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Lịch tiêm chủng mở rộng theo chương trình tiêm chủng quốc gia
Trẻ sau sinh:
-Tiêm phòng BGC phòng lao, có thể tiêm nhắc lại sau 4 năm.
-Tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 h sau khi sinh.
-Tiêm phòng mũi 1 phòng bại liệt sau sinh.
1 tháng tuổi: Tiêm viêm gan B mũi 2.
2 tháng tuổi:
-Tiêm phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1.
-Tiêm mũi 1 phòng viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi.
– Tiêm mũi 3 phòng viêm gan B, mũi 4 tiêm nhắc lại sau 5 năm và mũi 5 sau 8 năm.
3 tháng tuổi:
-Tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 2
-Tiêm phòng viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi mũi 2.
4 tháng tuổi:
-Tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 3, nhắc lại sau 1 năm.
-Tiêm phòng viêm màng não mủ, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi mũi 3, nhắc lại sau 1 năm.
-Tiêm mũi kết hợp phòng sởi, quai bị, rubella (MMR): tiêm 1 mũi, từ 4-6 năm tiêm nhắc lại.
9 tháng tuổi: tiêm phòng thủy đậu: tiêm 1 mũi duy nhất từ 9-12 tháng. Nếu trẻ trên 12 tuổi thì tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6-8 tháng.
12 tháng tuổi: tiêm phòng viêm não Nhật Bản, tiêm 3 mũi, 2 mũi đầu tiêm cách nhau 1-2 tuổi, tiêm mũi 3 sau 1 năm.
15 tháng tuổi: tiêm mũi kết hợp phòng sởi, quai bị, rubella (MMR): tiêm 1 mũi, tiêm nhắc lại sau 4-5 năm.
18 tháng tuổi và người lớn: tiêm phòng viêm màng não mô cầu 1 mũi, nếu nằm trong vùng dịch thì tiêm nhắc lại 3 năm một lần.
24 tháng tuổi và người lớn:
-Viêm gan A: tiêm 2 mũi. Từ 2-15 tuổi, 2 mũi tiêm cách nhau là 6 tháng. Trẻ em trên 15 tuổi tiêm 2 mũi cách nhau 6-12 tháng.
-Viêm phổi, viêm màng não mũ do phế cầu khuẩn gây ra: tiêm 1 mũi, nhắc lại sau 5 năm
-Tiêm phòng thương hàn: tiêm 1 mũi, 3 năm sẽ tiêm nhắc lại 1 lần.
36 tháng tuổi và người lớn: tiêm vắc-xin phòng cúm: tiêm 1 mũi, trẻ trên 35 tháng tuổi và người lớn tiêm 0.5ml/mũi/năm. Trẻ từ 6 đến dưới 35 tháng tiêm 0.25ml/mũi/năm.
Thêm vào đó, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em thường xuyên để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Những điều cha mẹ cần lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm theo lịch tiêm chủng quốc gia
-Trước khi tiêm phòng theo lịch tiêm chủng quốc gia, cha mẹ nên cho trẻ ăn vừa phải, không nên ăn hoặc bú quá no. Nên vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng khi tiêm. Cho trẻ mặc trang phục đơn giản để các bác sĩ dễ dàng thao tác trong quá trình khám và tiêm phòng.
Đặc biệt, các mẹ cần đêm theo sổ nhật kí tiêm chủng trước đó của bé để các nhân viên y tế tiện theo dõi. Trước khi tiêm phòng, cha mẹ nên thông báo về sức khỏe của bé như tiền sử bệnh, dị ứng với thuốc, thức ăn để bác sĩ đưa ra các tư vấn hợp lí.
-Sau khi tiêm: Cần ngồi lại từ 15-30 phút để xem bé có dị ứng với vắc-xin hay không. Một số tác dụng phụ sau khi tiêm phòng có thể xảy ra như bé sốt nhẹ, sưng chỗ tiêm, quấy khóc…Đây là những biểu hiện bình thường sẽ hết sau tiêm 1-2 ngày nhưng cha mẹ vẫn phải lưu ý để chăm sóc trẻ sau tiêm phòng. Cha mẹ có thể chườm mát chỗ tiêm, mặc quần áo thoáng mát, cho trẻ uống nhiều nước và bú mẹ nhiều hơn.