Nôn trớ sữa là tình trạng hay xảy ra ở các bé sơ sinh từ 1 – 2 tháng tuổi do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh. Mẹ cần theo dõi kĩ càng vì đó có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu canxi hoặc rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ nhiều ?
Trớ là hiện tượng sữa trào ngược từ dạ dày lên thực quản và ra ngoài miệng do sự co bóp đơn thuần của dạ dày. Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ sữa do chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu hiểu biết của mẹ khi chăm sóc bé
- Các mẹ cho con bú quá nhiều, ép bé ăn no mà không biết dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ
- Cho trẻ bú không đúng tư thế khiến bé nuốt phải nhiều hơi vào dạ dày dẫn đến đầy bụng nôn trớ sữa.
- Đặt trẻ nằm ngay sau khi vừa ăn no làm cho sữa có thể bị trào ngược ra gây nôn trớ
- Mẹ quấn tã quá chặt gây sức ép lên dạ dày khiến bé nôn trớ nhiều
Con bị nôn trớ sữa có nguy hiểm ?
Bên cạnh những nguyên nhân trên đây thì còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến con bị nôn trớ nhiều. Rất có thể trẻ sơ sinh đã mắc một số bệnh về đường tiêu hóa
- Trẻ sơ sinh mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp gây ho, khó thở dẫn đến nôn trớ.
- Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều trong những ngày đầu sau sinh có thể do trẻ bị dị tật đường tiêu hóa như hẹp phì đại môn vị, hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản…
- Trẻ sơ sinh bị tắc ruột, xoắn ruột cũng gây nên nôn trớ nhiều.
- Trẻ bị mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Mẹ cần làm gì để hạn chế con nôn trớ sữa ?
- Cho trẻ bú đúng cách: Các mẹ chú ý cho trẻ bú đúng tư thế, cho trẻ ngậm sát núm vú tránh tình trạng nuốt nhiều hơi vào dạ dày, mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó chuyển sang bên phải để sữa trong dạ dày bé tuần hoàn. Đối Với trẻ bú bình, nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không bị nuốt nhiều hơi khi bú.
- Chia nhỏ các bữa ăn của bé: Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu và dung tích dạ dày còn rất nhỏ nên để bé tránh nôn trớ sữa thì mẹ nên chia làm nhiều bữa. Như vậy giúp dạ dày của bé hoạt động hiệu quả, tiêu hóa nhanh hơn.
- Không để bé nằm ngay sau khi bú sữa: Sau khi cho con bú, các mẹ nên bế dựng bé khoảng 15- 20 phút đồng thời vỗ nhẹ vào hai bên lưng giúp bé đẩy hơi ra ngoài tránh làm trẻ bị đầy bụng khó tiêu
- Cho bé ngủ đúng tư thế: Các mẹ kê cao đầu bé (một góc khoảng 30 độ) sao cho phần thân trên cao hơn phần dưới. Nên cho trẻ nằm nghiêng để khi trẻ trớ không bị trào lên. Tư thế ngủ của bé vô cùng quan trọng, nó giúp bé giảm tình trạng nôn trớ trào ngược.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc: Khói thuốc gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tiếp xúc nhiều với khói thuốc trẻ sẽ tăng tiết acid dạ dày dẫn đến nôn trớ.
- Đưa bé bệnh viện nếu có các biểu hiện nguy hiểm: Cha mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện nếu trẻ nôn trớ kèm các biểu hiện như sốt cao, co giật, nôn ra máu… để được chẩn đoán và điều trị kịp.
Hi vọng với những lưu ý trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi nuôi dạy bé – đặc biệt là khi bé bị nôn trớ sữa.
Bạn đang xem bài : Mẹ nên làm gì khi con bị nôn trớ sữa