Kiết lỵ hay tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ em thường rất dễ mắc nhất là vào tầm tháng 6 – 7 hằng năm. Bệnh chuyển biến nặng rất nhanh gây mất nước và suy nhược trầm trọng ở trẻ. Do vậy, bố mẹ cần nắm rõ các nguyên nhân bệnh kiết lỵ ở trẻ em để có các biện pháp phòng ngừa phù hợp và hiệu quả.
Kiết lỵ được xác định là một trong những bệnh truyền nhiễm và lân lan qua phân. Trẻ mắc bệnh kiết lỵ thường do người nhà bị bệnh nhưng đi vệ sinh không rửa tay mà trực tiếp lấy thực phẩm cho bé ăn. Hoặc do trẻ tiếp xúc với chó mèo chứa vi khuẩn gây bệnh rồi đưa tay vào miệng (ngậm, mút,..), vi rút shigella cũng rất dễ xâm nhập vào cơ thể bé gây viêm đại tràng và trực tràng, dẫn đến bệnh kiết lỵ ở trẻ em.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, bệnh kiết lỵ ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể chia thành 2 loại, dựa vào phương pháp nghiên cứu như sau
Theo Y Học Hiện Đại:
a/ Do Amip (Dysenteric Amibienne), một loại trùng do bác sĩ Loesh và Kartulis tìm ra năm 1875.
b/ Do trực khuẩn ngắn không di động, gam âm, gây ra. Có thể do:
+ Shigella Amigua hoặc trực khuẩn Schmitz.
+ Shigella Dysenteriae hoặc trực khuẩn Shiga.
+ Shigella Paradysenteriae hoặc trực khuẩn Flexner.
+ Shigella Sonnei hoặc trực khuẩn Sonne.
Theo Y Học Cổ Truyền:
Sách “Nội Khoa Học Thượng Hải và Thành Đô” ghi: Nguyên nhân gây ra Bệnh lỵ:
a/ Thấp Nhiệt:
Lúc giao tiếp giữa mùa hè và thu, nhiệt tà bị uất, thấp khí bị ứ trệ cùng với nhiệt độc kết hợp với nhau hóa thành máu và mũi, gây ra Lỵ.
+ Thấp Nhiệt gọi là Bạch Lỵ.
+ Nhiệt nhiều gọi là Xích Lỵ.

b/ Ăn uống không điều độ hoặc thức ăn không sạch, ăn nhiều thức ăn béo (cao lương mỹ vị) làm hại Tỳ Vị, Tỳ Vị hư không thắng nổi Thấp làm cho Thấp ủng trệ bên trong nung đốt tạng phủ, khí huyết ngưng trệ sinh ra máu và mũi.
Người hay ăn các thức ăn sống, lạnh, hàn thấp tích trệ ở trong kèm theo ăn uống không cẩn thận, hàn thấp làm tổn thương (hại) Tỳ Vị, khí của Đại Trường bị trở ngại làm tổn hại đến doanh (dinh) huyết sinh ra chứng Hàn Thấp Lỵ.
c/ Cảm thụ phải thời hành dịch khí, ủng trệ ở trường vị, hợp với khí huyết hóa ra mũi, máu, thành Bệnh Dịch Độc Lỵ.
d/ Trình Chung Linh trong sách “Y Học Tâm Ngộ “ đời nhà Thanh (1644) nêu ra 3 nguyên nhân:
-Tích nhiệt
-Cảm phong hàn bế tắc
-Do ăn uống thức ăn sống, lạnh.
Như vậy, nguyên nhân gây ra Bệnh Lỵ có thể gom thành 2 loại:
+ Ngoại nhân: Do ngoại tà Hàn, Thấp,Nhiệt, vá Dịch độc.
+ Nội nhân:Do ăn uống làm tổn thương Tỳ Vị.

Tuy chia nguyên nhân gây Bệnh ra làm 2 loại như trên nhưng 2 yếu tố này luôn ảnh hưởng đến nhau:
+ Có khi Bệnh ở trong nhân Bệnh ở ngoài mà dễ phát sinh (chính khí suy-tà khí thịnh).
+ Có khi Bệnh bên ngoài nhân có Bệnh ở trong mà phát sinh (tà khí thịnh-chính khí suy).