Bệnh lao phổi ở trẻ em là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có sự lây nhiễm nghiêm trọng đối với những người xung quanh. Do đó, việc nhận biết được nguyên nhân bệnh lao phổi ở trẻ em là một trong những điều quan trọng giúp bố mẹ có những phương án phòng tránh và khám tổng quát cho bé để phát hiện bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi ở trẻ em.
– Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao, lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người kia.
– Do thường xuyên hoạt động ở nơi bị ô nhiễm, nhiều khí uế, nơi ẩm ướt tối tăm, bụi bẩn điều kiện để vi khuẩn lao phát triển gây bệnh.

– Do việc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi …
– Ngoài ra có thể do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao, khi chăm sóc thú bị chúng cào xước….thì cũng dễ mắc lao da, lao ống tiêu hóa, lao dạ dày,…
Xem thêm: Triệu chứng bệnh lao phổi ở trẻ em
Người bệnh lao nên làm gì?
– Khi có dấu hiệu nghi mắc bệnh lao, cần đi khám tại cơ sở y tế, không tự chữa bệnh bằng mọi cách.
– Tuân thủ các hướng dẫn của cán bộ y tế, làm đủ các xét nghiệm, dùng thuốc phối hợp đúng, đủ, đều để chữa dứt điểm bệnh và phòng kháng thuốc. Không được tự ý dừng, thêm hoặc đổi thuốc. Thuốc uống hàng ngày vào một giờ nhất định khi đói.
– Người bị bệnh lao cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho người xung quanh như: Che miệng khi ho, hắt hơi vào khăn tay, khăn giấy, sau đó luộc sôi khăn tay sau khi giặt bằng xà phòng hoặc đốt khăn giấy. Trong nhà cần mở cửa sổ để không khí lưu thông, hạn chế tiếp xúc với trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai và người ốm yếu.

– Người bị bệnh lao cần bỏ rượu, bia, thuốc lá, sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất để chống đỡ bệnh tốt hơn.
– Thông thường, sẽ có 3 lần xét nghiệm đàm để kiểm tra kết quả điều trị xem bệnh đã khỏi chưa. Lần đầu sau 2 tháng điều trị, lần thứ 2 sau 4 tháng điều trị và lần thứ 3 sau 6 tháng điều trị. Người bị bệnh lao không tuân thủ điều trị sẽ làm cho bệnh không khỏi và trở nên nặng hơn. Điều quan trọng là vi trùng lao trở nên kháng thuốc, điều này sẽ gây khó khăn và tốn kém hơn đối với điều trị lao thông thường nhiều lần. Thuốc điều trị lao hiện được cấp miễn phí cho mọi người bệnh tại cơ sở chống lao.
Cần làm gì để phòng bệnh lao?
– Để phòng bệnh lao hiệu quả cần tiêm phòng vắcxin BCG cho trẻ sơ sinh.
– Tất cả những người có dấu hiệu nghi lao cần được phát hiện bệnh sớm bằng cách xét nghiệm đàm tại cơ sở y tế và điều trị cho khỏi bệnh.
– Mọi người cần ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục thường xuyên để tăng sức chống đỡ của cơ thể với các loại bệnh, trong đó có bệnh lao.

– Gia đình, người thân, bạn bè cần động viên người nghi lao đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh lao. Nhắc người bệnh uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của cán bộ y tế, đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh lao khi chăm sóc người bệnh lao.
Điều trị khỏi một người bệnh lao là tránh cho 10 người khác không bị mắc bệnh lao, vì vậy người bệnh lao điều trị khỏi bệnh là bảo vệ bản thân mình và cả cộng đồng. Do vậy, bố mẹ cần có ý thức phòng tránh và cho trẻ thăm khám sớm để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.
Xem thêm: Dấu hiện bệnh lao phổi ở trẻ em