Biết được những nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ dưới đây sẽ giúp bố mẹ có các biện phải phòng ngừa và điều trị cho bé hiệu quả nhé!
Nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ em
Nguyên nhân chính gây nên bệnh rôm sảy ở trẻ em là do sự tắc nghẽn của một số các ống ngoại tiết, làm mồ hôi không thoát ra được, bị giữ lại dưới da nên gây nên tình trạng viêm và nổi mẩn đó. Nhất là đối với trẻ em, đối tượng có thân nhiệt cao và vận động nhiều, việc tắc nghẽn ống ngoại tiết sẽ làm rôm sảy xảy ra nhiều hơn và phổ biến hơn. Vậy các ống ngoại tiết bị tắc khi nào?
Các ống tuyến chưa hoàn chỉnh: Các ống tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ rất dễ hư hỏng khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài mà bị lưu giữ lại dưới da. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bi nghẽn các ống tuyến mồ hôi.
Khí hậu nhiệt đới: Khí hậu nóng, ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của rôm sảy, nhất là khi ta lần đầu di chuyển từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới. Khi cơ thể ta đã bắt đầu thích nghi với khí hậu, thường phải sau nhiều tháng, các triệu chứng sẽ biến mất.
Hoạt động thể lực: Vận động với cường độ cao, làm việc nặng hay các hoạt động làm tiết nhiều mồ hôi có thể gây rôm sảy.
Vài loại vải: Mặc một số loại vải không làm mồ hôi bốc hơi được cũng có thể bị rôm sảy. Thuốc chữa bệnh: Một vài loại thuốc được chỉ định điều trị có liên quan đến việc phát triển của rôm sảy. Thí dụ: bethanechol (điều trị một số vấn đề của bàng quang); clonidine (Catapres), một loại thuốc điều trị cao huyết áp đôi khi được dùng điều trị attention-deficit/hyperactivity disorder (ADHD); thuốc điều trị mụn trứng cá có vitamine A – isotretinoin (Accutane, Amnesteem).
Vi khuẩn: Vài loại vi khuẩn thường trú ngoài da như Staphylococcus epidermidis, có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
Các yếu tố khác: Sưởi quá nóng, ngủ trong chăn điện, nằm một chỗ lâu ngày… có thể bị rôm sảy. – Rôm sảy có thể tự khỏi không cần phải diều trị. Cần đưa trẻ đi khám bệnh khi bị rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày, sang thương xấu đi hay có các dấu hiệu bội nhiễm như: Sang thương da sưng phù, nóng, đỏ, đau. Có mủ chảy ra. Sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn. Có triệu chứng sốt, ớn lạnh. Bác sĩ điều trị có thể định bệnh rôm sảy bội nhiễm ngay qua thăm khám lâm sàng, không cần làm các xét nghiệm chẩn đoán.