Mùa hè sắp đến cũng là lúc bệnh rôm sảy bùng phát. Tuy không gây đau đớn nhưng khiến bé ngứa ngáy, khó chịu. Vậy nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em là gì? Các mẹ hãy cùng khoanhi.hongngochospital.vn tìm hiểu kiến thức bổ ích này nhé.
Do vi khuẩn gây bệnh

Một số vi khuẩn thường trú ngoài da như Staphylococcus epidermidis, có thể bài tiết ra chất nhờn làm các ống tuyến mồ hôi bị bít lại gây rôm sảy.
Da chúng ta có 2 loại tuyến mồ hôi: Tuyến đầu tiết (apocrine) và tuyến ngoại tiết (eccrine). Nguyên nhân làm các ống tuyến mồ hôi ở trẻ em bị tắc nghẽn là do phát triển chưa hoàn chỉnh, dễ hư hỏng khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài mà bị lưu giữ lại dưới da.
Khí hậu nhiệt đới
Ở Việt Nam khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rôm sảy, nhất là vào mùa hè. Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến lượng mồ hôi cơ thể tiết ra ngày càng nhiều, nếu ống tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn sẽ gây rôm sảy.
Bé vận động nhiều

Trẻ con vốn hiếu động, thích chạy nhảy nhưng nếu bé vận động với cường độ cao sẽ làm lượng mồ hôi tiết ra nhiều dẫn đến nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ em.
Do chất liệu vải
Da bé vốn nhạy cảm, khi mặc quần áo có chất liệu không tốt, các loại vải tổng hợp thường khiến mồ hôi của bé không thoát được da ngoài, bít lại dưới da gây rôm sảy. Vì thế để lựa chọn trang phục cho bé mẹ cần chú ý chọn những bộ quần áo có chất liệu cotton giúp thấm mồ hôi để da bé luôn khô thoáng.
Xem thêm: Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ em
Thuốc kháng sinh
Một số bé uống thuốc kháng sinh trong một thời dan dài gây nóng trong cơ thể cũng là nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ em.
Chế độ dinh dưỡng

Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bé hợp lý rất quan trọng. Nếu bạn cho bé ăn những đồ ăn, hay các loại gia vị cay nóng cũng khiến bé dễ mắc bệnh rôm sảy. Vì thế các mẹ cần chú ý bổ sung cho con ăn thêm rau củ quả, nước hoa quả mát, tránh ăn nhiều đồ ngọt .
Các yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ em đã nêu trên còn có một số nguyên nhân khác như: Sưởi quá nóng, vệ sinh không sạch sẽ, ngủ trong chăn điện, nằm một chỗ lâu ngày…
Chú ý: Đây là bệnh không gây nguy hiểm , có thể tự khỏi không cần nằm viện điều trị nhưng nếu thấy bé bị rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày, có các dấu hiệu bội nhiễm như: Sốt; ớn lạnh; chảy mủ; vùng cổ, nách, bẹn nổi hạch… cần đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
Các biến chứng và cách phòng ngừa bệnh rôm sảy ở trẻ em, ba mẹ có thể xem thêm tại đây