Nhìn thấy con nhăn nhó sau mỗi lần đại tiện, nhiều mẹ chỉ nghĩ bé bị táo bón, nhưng thực tế bé có thể đã mắc bệnh trĩ. Vậy nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ em là gì? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu kiến thức này trong bài viết dưới đây để giúp bé yêu có cách điều trị tốt nhất nhé.
Do cơ hậu môn của trẻ còn yếu

Nhiều người thường nghĩ bệnh trĩ chỉ gặp ở người lớn nhưng trên thực tế trẻ em lại là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ nhất. Một trong những nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ em là do mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn còn lỏng lẻo, xương cùng và trực tràng nằm trên một đường thẳng, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển, cơ hậu môn của trẻ em thường yếu so với người lớn, sức đề kháng còn non nớt, nguy cơ giãn tĩnh mạch và xuất hiện các búi trĩ, hiện tượng búi trĩ bị sa ra ngoài cũng có thể xuất hiện.
Đặc biệt với những bé dưới 3 tuổi vốn chưa thể nói hết cho cha mẹ biết những suy nghĩ và cảm nhận của mình, thậm chí nhiều bé cảm thấy đau hậu môn nhưng còn chưa biết nói nên có thể bé đã có dấu hiệu hay bị trĩ mà cha mẹ không biết dẫn tới bệnh nặng thêm.
Ăn uống không hợp lý

Bé ăn quá nhiều đạm, ít rau xanh hay những thực phẩm, gia vị cay nóng, đồ ngọt… cũng là một trong những nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ em. Vì thế cha mẹ cần có chế độ ăn hợp lý cho trẻ, đảm bảo trong khẩu phần ăn có đủ 3 nhóm: Tinh bột, đạm, rau xanh, không nên ăn quá nhiều đạm sẽ gây táo bón. Cần bổ sung lượng rau của quả đầy đủ cho bé. Cho trẻ uống thêm nước cam để tăng sức đề kháng, giảm nhiệt trong cơ thể.
Trong trường hợp bé lười ăn rau các mẹ cần tìm hiểu thêm cách chế biến món ăn sao cho hấp dẫn bé, tạo hứng thú cho bé ăn thêm rau xanh.
Thói quen xấu trong sinh hoạt
Nhiều cha mẹ không rèn cho con thói quen tốt trong sinh hoạt, nhất là vấn đề đại tiện. Nhiều trẻ có thói quen ngồi bô quá lâu, vừa đại tiện vừa đọc sách, chơi đùa… khiến áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng của trẻ vốn yếu lại phải chịu áp lực lớn nên dễ bị lòi ra ngoài hậu môn.

Mặt khác, nhiều trẻ khi đại tiện khó thường dùng lực để dặn gây giãn mạch máu trong khi hậu môn chưa có khả năng tự động co lại nhiều. Vì thế nếu trực trạng đã rơi xuống và lòi ra ngoài thì rất khó để nó tự động co lại khiến bệnh trĩ ngày càng nặng.
Nguyên nhân khác
Nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ em không chỉ có: Thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống, sức đề kháng cơ thể yếu mà còn có nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố di truyền, bản thân trẻ khi sinh ra đã có trực tràng khá yếu, hệ tiêu hóa còn yếu ớt dễ dẫn đến mắc các bệnh về tiêu hóa, liên quan đến trực tràng, hậu môn.
Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh trĩ ở trẻ em rất quan trọng, nó sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để điều trị, phòng tránh bệnh cho bé hiệu quả. Đặc biệt với trẻ nhỏ vốn chưa biểu hiện được cảm xúc rõ ràng nên cần được chú ý, quan tâm nhiều hơn.