Bệnh u não ở trẻ em là một trong những loại khối u có nguy cơ gây tử vong cao nhất. Đây là một loại u đặc với mức độ phổ biến và nguy hiểm đứng hàng thứ 2 sau bệnh ung thư máu.
U não là gì?
Bệnh u não xuất hiện do các tế bào thần kinh phát triển bất thường. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới tính mạng của trẻ. Có 2 loại u não nguyên phát và u não thứ phát.

– U não nguyên phát là căn bệnh do khối u phát sinh từ các tế bào não. Tỷ lệ trẻ mắc u não nguyên phát là 2-3/100.000.
– U não thứ phát hay còn gọi là di căn não do các tế bào ung thư ở những cơ quan khác trong cơ thể lây lan lên tới não.
Xem thêm: Dịch vụ khám tổng quát cho bé
Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh u não
Theo số liệu thống kê của viện Nhi Trung ương, bệnh u não xếp thứ 2 trong các loại u ác tính ở trẻ em tại Việt Nam, chiếm tới ¼ tổng số các ca bệnh ung thư ở trẻ. Tỷ lệ bé trai mắc u não cao hơn bé gái và tỷ lệ qua khỏi chiếm 60% và có biến động theo độ tuổi mắc bệnh, trẻ càng nhỏ thì tỷ lệ tử vong vì u não càng cao, nhất là ở nhóm u ác tính.

Nguyên nhân gây bệnh u não trẻ em
Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây ra u não là gì, nhưng các kết quả nghiên cứu gần đây đã cho thấy, một số yếu tố tăng trưởng thể dịch như yếu tố tăng trưởng biến đổi và yếu tố tăng trưởng biểu mô có vai trò kích thích sự tổng hợp AND và có khả năng làm biến đổi các tế bào thành khối u.
Đặc biệt, các nhà khoa học cũng phát hiện ra một số thay đổi bất thường liên quan tới bệnh u não như: mất đoạn gên ở cánh ngắn nhiễm sắc thể 10, 11, 17 ở bệnh nhân u não nguyên tủy, bất thường nhiễm sắc thể 22 ở bệnh u não tế bào thần kinh thính giác hoặc mất đoạn gene ở cánh ngắn nhiễm sắc thể 1, 19 ở bệnh u tế bào thần kinh đệm ít nhánh. Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng được xem là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc u não ở trẻ:

– Giới tính: Theo thống kê, trẻ nam có nhiều khả năng mắc u não hơn so với bé gái.
– Yếu tố di truyền: Những trẻ mắc hội chứng di truyền hiếm như Li-Fraumeni, ung thư biểu mô tế bào đáy nevoide, Turcot, Hippel – Lindau… có nguy cơ mắc u não cao hơn những trẻ bình thường.
– Từ trường: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo không nên cho trẻ sử dụng nhiều tai nghe hoặc tiếp xúc với các thiết bị di động thường xuyên bởi năng lượng từ trường từ những thiết bị này có thể làm tăng nguy cơ phát sinh khối u não.

– Bức xạ ion: Trường hợp đã trải qua điều trị não bằng bức xạ ion (kể cả chụp X-quang) cũng là yếu tố nguy cơ dễ mắc u não.
– Nhiễm virus hay tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Nhiều nghiên cứu đã tìm ra sự xuất hiện của một loại virus Cytomegalovirs (CMV) trong mô khối u não.
– Động kinh và chấn thương nghiêm trọng vùng đầu được xem là có mối liên hệ với việc phát sinh khối u não.
Xem thêm: bệnh viêm não ở trẻ em và cách phòng tránh hiệu quả