Viêm họng liên cầu khuẩn (Streptococcus) là căn bệnh nhiễm trùng ở cổ họng do vi khuẩn gây nên, làm cho cổ họng cảm thấy đau và hỗn tạp. Dưới đây là những nguyên nhân bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em mà cha mẹ cần biết.
Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn là gì
Streptococcus (viêm họng liên cầu khuẩn) là bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn làm cho cổ họng đau và hỗn tạp.
Bệnh việm họng liên cầu khuẩn nếu không được điều trị thì có thể gây ra các biến chứng như viêm thận và sốt thấp khớp. Tình trạng sốt thấp khớp có thể gây đau khớp và viêm, phát ban và thậm chí thiệt hại cho van tim.
Viêm họng liên cầu khuẩn thường ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất trong độ tuổi từ 5 đến 15.
Nguyên nhân bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em
Có thể thấy rằng, nguyên nhân bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em là do vi khuẩn Streptococcus pyogenes, hoặc liên cầu nhóm A gây ra.
Vi khuẩn liên cầu khuẩn rất dễ bị lây lan, chúng có thể lây qua các giọt trong không khí khi một ai đó ho hay hắt hơi, hoặc qua việc ăn uống chung. Cũng có thể nhận thấy vi khuẩn từ một tay nắm cửa và vô tình để chúng vào mũi hay miệng.
Có thể xem xét một số yếu tố nguy cơ bệnh viêm họng liên cầu khuẩn sau:
– Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc viêm họng liên cầu khuẩn, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi từ 5-15.
– Thời điểm giao mùa vào những mùa cuối năm là giai đoạn bệnh viêm họng lien cầu khuẩn dễ bùng phát và lây lan hơn cả. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe con yêu thật tốt trong những ngày tháng này.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn
– Cho trẻ nghỉ ngơi: Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng sinh, phụ huynh nên cho con nghỉ ngơi và ngủ thật nhiều để tránh nhiễm trùng. Nên cho bé nghỉ học để tránh tình trạng lây lan cho cộng đồng.
– Uống nhiều nước: Khi trẻ bị viêm họng rất dễ bị mất nước. Bạn hãy cho con uống thật nhiều nước ấm để làm ẩm cổ họng, đồng thời giúp bé giảm đau rát.
– Ăn thức ăn dạng lỏng: Khi bị viêm họng thì cổ họng trẻ sẽ đau rát và khó nuốt, vì vậy cha mẹ nên cho con những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh, ngũ cốc pha loãng, sữa chua, trứng mềm.
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm: Hãy cho bé súc miệng hang ngày bằng nước muối ấm, tốt nhất là sau khi ngủ dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ.
– Đặt máy phun sương trong phòng bé: Máy phun sương có tác dụng làm tăng độ ẩm trong không khí, giúp làm mềm cổ họng bé, bé sẽ dễ chịu và đỡ đau đớn hơn.
– Tránh xa hóa chất và khói thuốc lá: Khói thuốc lá sẽ gây kích thích đau họng và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.
Như vậy, với những thông tin ở trên, phần nào giúp cha mẹ hiểu được về đặc tính và nguyên nhân bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ở trẻ em, cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị căn bệnh này. Hãy là những cha mẹ thông thái và khoa học khi chăm sóc và nuôi dưỡng con trẻ bạn nhé!