Khi thấy bé có dấu hiệu đau tai các mẹ mới vội vàng cho con đi khám và biết được bé bị viêm tai giữa, nhưng nhiều mẹ cũng hiểu hiểu tại sao con mắc bệnh này. Vậy nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bệnh viêm tai giữa là gì?
Cấu tạo của tai được chia làm 3 phần bao gồm: tai trong, tai giữa và tai ngoài. Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm, thường có tạo dịch trong hòm nhĩ. Dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng
Trẻ bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?
Khi trẻ bị viêm tai giữa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Gây thủng màng nhĩ: Nếu bệnh không được điều trị sớm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, xuất hiện mủ trong tai, khi mủ tích tụ nhiều và lâu ngày mà không thể giải phóng ra ngoài khiến màng nhĩ bị áp lực, lúc này màng nhĩ sẽ bị thủng để mủ chảy ra ngoài.
Suy giảm thính lực: Khi dịch mủ tích tụ lâu ngày trong tai khiến màng nhĩ bị thủng và chuỗi âm thanh bị ảnh hưởng khiến trẻ khó tiếp nhận âm thanh từ bên ngoài, thính lực của trẻ sẽ giảm hoàn toàn, nếu không điều trị còn gây mất thính lực vĩnh viễn.
Mất thính lực lâu dài: Chất nhày trong tai từ từ sẽ rút hết, tuy nhiên trong một số trường hợp chất nhày này vẫn cón đọng lại trong tai trong một thời gian dài có thể khiến màng nhĩ bị hỏng và chuỗi xương âm thanh bị ảnh hưởng theo.
Viêm xương chẩm (mastoiditis): Nếu không điều trị viêm tai giữa có thể gây nên tình trạng viêm xương chẩm, tức phần xương sọ nằm ngay trong tai, viêm màng não hay các cơ quan khác của vùng đầu có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên trường hợp này ít khi xảy ra.
Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em từ 6 tháng tới 3 tuổi, đây là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì:
– Ở trẻ em các bộ phận chưa phát triển toàn diện, nên vòi nhĩ ngắn và khẩu kính thường lớn hơn người lớn nên các chất xuất tiết và vi khuẩn dễ lây lan xâm nhập vào bên trong gây viêm tai.
– Hệ thống hô hấp ở trẻ rất nhạy cảm chưa có sự đề kháng, nên dễ bị kích thích phản ứng bằng các hiện tượng xuất dịch, làm cho dịch ứ đọng trong tai nhiều hơn gây nên tình trạng viêm nhiễm.
– Hiện tượng tắc vòi nhĩ cũng có thể khiến trẻ bị bệnh, hiện tượng này thường gặp khi bị viêm xoang mủ, bị u ở vòm họng.
– Bệnh còn do do di truyền, bệnh lý trào ngược.
– Khi trẻ sống và học tập trong môi trường bị ô nhiễm hay thời tiết thay đổi cũng là một trong những yếu tố khiến trẻ bị viêm tai giữa.
– Trong quá trình vệ sinh tai, ngoáy tai vô tình làm thủng màng nhĩ cũng có thể khiến trẻ bị viêm tai giữa.