Bệnh đái dắt là hiện tượng bệnh thường gặp ở trẻ em. Tìm hiểu được những nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ em sẽ giúp bé hạn chế cũng như tìm được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Nguyên nhân sinh lí gây ra bệnh đái dắt ở trẻ em
Có một số nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ em là do các hiện tượng tâm sinh lí bình thường như:
– Bé đi tiểu nhiều lần là do uống nhiều nước, sữa hay ăn nhiều cháo.
– Do trẻ uống nhiều đồ ngọt hay những đồ uống lợi tiểu như: nước râu ngô, nước dừa, nước mía… Khi bé không uống các loại nước đó nữa thì hiện tượng tiểu nhiều sẽ chấm dứt.
– Một số trẻ gặp vấn đề về tâm lí khi đi tiểu như bị cha mẹ mắng khi bé đái dầm cũng là nguyên nhân khiến bé bị tiểu dắt. Hoặc do bé sợ hãi, lo lắng về tâm lí sẽ phản sinh ra cảm giác buồn tiểu…
– Thói quen uống nước, uống sữa nhiều vào buổi tối cũng khiến bé hay đi tiểu nhiều lần trong đêm.
– Ngoài ra ở những trẻ bị nóng trong cũng dẫn đến chứng tiểu dắt.
Với những nguyên nhân này thì cha mẹ không cần quá lo lắng bởi nó sẽ hết sau một thời gian mà không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải chú ý, nếu bé tiểu dắt kéo dài và có những hiện tượng bất thường thì cần đưa bé tới bệnh viện khám.
Nguyên nhân trẻ bị tiểu dắt do bệnh lí
Khi trẻ bị đái dắt kèm theo một số hiện tượng như cảm thấy đau đớn, quấy khóc khi đi tiểu, tiểu không hết bãi, phải rặn khi tiểu, lỗ niệu đạo sưng đỏ, tiểu có mủ và kèm theo sốt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn… thì rất có thể trẻ tiểu dắt do bệnh lí. Một số căn bệnh là nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ em điển hình như viêm niệu đạo, các bệnh liên quan đến thận hay bàng quang…
Thông thường, tiểu dắt ở các bé gái là do bị viêm đường tiết niệu. Cấu tạo niệu đạo ở các bé gái thường ngắn lại gần hậu môn nên nếu vệ sinh không tốt rất dễ bị niêm đường tiết niệu.Còn ở các bé trai, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng tiểu dắt là chít hẹp bao quy đầu (khoảng 70% – 80%). Ở những trẻ bị hẹp bao quy đầu, khi lớn lên có thể tự giãn ra một phần nhưng muốn lâu dài thì cần phải có sự can thiệp nong rộng bao quy đầu của các bác sĩ chuyên khoa. Việc này nên tiến hành càng sớm càng tốt (thời gian tốt nhất là từ 5 đến 12 tháng tuổi) vì nếu để muộn, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong ngành y tế, việc cắt bao quy đầu được thực hiện bằng kĩ thuật xâm lấn tối thiểu nên sẽ không gây đau đớn cho trẻ.
Nếu đã xác định được nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ em là bệnh lí thì cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để khám. Qua khám bệnh các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả để điều trị chứng bệnh gây ra hiện tượng tiểu dắt ở trẻ. Phụ huynh cần lưu ý là không nên tự ý cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc tự ý sử dụng thuốc không đúng loại và liều lượng sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.