Ho là một trong những triệu chứng biểu hiện của một số bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ho ở trẻ em là gì không phải ông bố bà mẹ nào cũng nắm rõ. Hãy cùng các bác sĩ khoa Nhi bệnh viện Hồng Ngọc tìm hiểu nguyên nhân nhé!
Thay đổi thời tiết khiến trẻ bị ho
Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường thì ho là bệnh thường gặp ở nước ta. Do cơ thể trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên sức đề kháng còn thấp, khi thời tiết thay đổi thì các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển càng mạnh. Nếu không chăm sóc đúng cách, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Các triệu chứng khi trẻ bị ho do thay đổi thời tiết thường là ho thành cơn và có đờm trong, không bị sốt. Tuy không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng ho kéo dài sẽ khiến trẻ quấy khóc, mỏi mệt, chán ăn và sút cân.
Môi trường ô nhiễm khiến trẻ bị ho
Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân làm cho các chất độc hại, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua hệ hô hấp và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Phổi và khí quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng khi hít phải các chất bụi bẩn và độc hại khiến cho trẻ bị ho. Khi hít phải bụi bẩn hoặc lông súc vật, một số bé có cơ địa dị ứng cũng bị ho không ngừng. Dị ứng còn khiến bé xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi hoặc bị ngạt mũi. Những tác nhân bên ngoài môi trường như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân gây ho ở bé.
Vì vậy, để bảo vệ cho trẻ cần có những cách phòng tránh phù hợp như đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc môi trường khói bụi, thuốc lá và các loại thú nuôi trong nhà như mèo, chó.
Trẻ ho do cảm lạnh
Nếu trẻ bị ho do cảm lạnh thì bố mẹ không cần phải quá lo lắng vì hầu hết mọi đứa trẻ đều phải trải qua những cơn ho như vậy. Tuy nhiên để nhận biết trẻ bị ho có phải do cảm lạnh hay không, bố mẹ cần căn cứ vào những dấu hiệu sau đây:
-Hắt hơi, sổ mũi và kèm theo ho.
-Nhiệt độ cơ thể tăng cao, nóng sốt.
-Bé ho có đờm, hơi thở nhanh tuy nhiên trong hơi thở không có tiếng khò khè.
Trẻ bị ho do viêm phổi
Khi trẻ có hiện tượng ho rát cổ họng, đau lưng, đau chân, sốt, sổ mũi, khản giọng, buồn nôn thì đó là những triệu chứng chứng tỏ trẻ bị ho do là do virus đã xâm nhập tấn công vào đường hô hấp của trẻ.
Virus khiến phế quản của trẻ bị nhiễm trùng, loại ho này thường xuất hiện khi thời tiết trở lạnh đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa từ cuối đông – đầu xuân. Ngoài ra, vào lúc cơ thể trẻ bắt đầu phát triển, điển hình là giai đoạn tập đi trẻ cũng dễ bị ho do viêm phế quản.
Xem thêm dịch vụ sàng lọc sơ sinh tại đây
Viêm xoang
Viêm xoang cũng là một trong những nguyên nhân gây ho ở trẻ em , do vi khuẩn xâm nhập vào xoang, gây nên những cơn ho. Hơn nữa, tai-mũi-họng là các cơ quan thông lẫn nhau, khi nước mũi có xu hướng chảy ngược vào trong cổ họng càng khiến trẻ bị ho nhiều hơn.
Nếu trẻ bị ho kéo dài hơn 10 ngày kèm theo đó là chảy nước mũi, hắt hơi nhiều thì các bố, các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem trẻ có bị viêm xoang hay không. Nếu trẻ bị viêm xoang thì nên được điều trị dứt điểm, khi viêm xoang được chữa khỏi các cơn ho của trẻ sẽ tự chấm dứt.
Nuốt phải đồ vật nên trẻ ho kéo dài
Trẻ bị ho kéo dài hàng tuần mà không kèm theo các biểu hiện bệnh liên quan như sốt, chảy nước mũi thì có thể trẻ đã nuốt phải một đồ vật nhỏ trong cổ họng hoặc trong phổi.
Trẻ có thói quen nghịch mút các vật đồ chơi nên sẽ dễ nuốt các mảnh đồ chơi vụn hay hít phải những mảnh nhựa nhỏ dẫn đến bị nhiễm trùng đường hô hấp. Trong trường hợp này nên cho trẻ đi chụp X quang lồng ngực. Nếu kết quả X quang cho thấy trẻ mắc dị vật trong phổi thì sẽ tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị phù hợp.
Nếu bố mẹ biết được nguyên nhân khiến con mình bị ho thì có thể tiến hành chữa trị bằng các cách dân gian phù hợp. Tuy nhiên nếu không biết rõ về nguyên nhân thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ đoán và chuẩn bệnh từ đó đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt là trong trường họp trẻ ho lâu ngày không đỡ, ho ra mật xanh mật vàng, hay nặng hơn nữa là ho ra máu.
Xem thêm: lịch tiêm chủng mở rộng năm 2018
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân gây ho ở trẻ, các bố, các mẹ có thể tham khảo để có thêm kiến thức chăm sóc trẻ đồng thời có những biện pháp phòng tránh thích hợp, giúp trẻ luôn khỏe mạnh để phát triển một cách toàn diện nhất.