Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng chúng đều thuộc hai nhóm chính là tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương hoặc một vài trường hợp không rõ nguyên nhân.
Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào quan trọng của máu cùng với hồng cầu và bạch cầu. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Chúng thường liên kết với nhau thành đám chặt chẽ nên khi cơ thể có tổn thương chảy máu, từng đám tiểu cầu sẽ bít lên thành vết thương, giúp cầm máu hiệu quả.
Bệnh giảm tiểu cầu là gì?
Bệnh giảm tiểu cầu hình thành khi số lượng tiểu cầu trong máu ít hơn bình thường, do đó mà cơ chế đông máu cũng bị giảm sút. Trẻ có thể chảy máu nhiều và lâu hơn bình thường, thậm chí chảy máu không rõ nguyên nhân. Đối với những người bị giảm tiểu cầu nặng, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết não, xuất huyết phổi..vô cùng nguy hiểm và có khả năng đe dọa đến tính mạng của trẻ nếu không được xử lý kịp thời.
Nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu

Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng chúng được xếp vào hai nhóm chính là do tăng phá hủy tiểu cầu máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Ở mỗi nhóm lại có những nguyên nhân khác nhau xuất phát từ một số bệnh thường gặp ở trẻ.
Nguyên nhân gây xuất huyết tiểu cầu do tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi
Trong nhóm nguyên nhân này, các chuyên gia sức khỏe cho rằng những trẻ bị đông máu trong lòng mạch cấp và mãn tính khiến cho tiểu cầu phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến tiêu thụ quá nhiều tiểu cầu cùng lúc gây suy giảm tiểu cầu nhanh chóng.
Một nguyên nhân gây xuất huyết tiểu cầu khác rất dễ gặp là do trẻ bị nhiễm khuẩn máu hoặc virts nặng, nhiễm siêu vi trùng (sởi, quai bị, cúm, viêm gan siêu vi…) cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, mẹ sử dụng một số loại thuốc gây ra phản ứng miễn dịch chống lại tiểu cầu như: kháng sinh sulfanamide, digoxin, quinine, rifampin…
Bên cạnh đó, nếu trẻ mang các bệnh như tan máu tự miễn (viêm nút động mạch máu, viêm đa khớp dạng thấp), hoặc bị lopus ban đỏ, bướu máu, lách cường cũng có thể làm giảm tiểu cầu trong máu gây xuất huyết bất thường.
Giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương – nhóm nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu phổ biến

Nguyên nhân làm giảm tiểu cầu ở tủy xương có thể kể đến như:
Do yếu tố di truyền.
Trẻ bị một số bệnh ở tủy xương như suy tủy hoặc xâm lấn tủy. Ngoài ra, một số bệnh ác tính như ung thư đã di căn, lơxêmi cấp cũng khiến cho tủy xương không thể sản sinh ra tiểu cầu nên làm giảm lượng tiểu cầu trong máu.
Với những đứa trẻ thường xuyên uống thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm hoặc do tiêm chủng vacxin cũng tiềm ẩn nguy cơ làm giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ có thể đến từ việc nhiễm virut ảnh hưởng đến tủy xương trong những tháng đầu thai kì mẹ bị nhiễm rubella, quai bị, thủy đậu, viêm gan C, Epstein-Barr virút và HIV. Ngoài ra, trong quá trình mang thai mẹ uống thuốc Chloramphenicol, thiếu sắt, thiếu vitamin B12, thiếu acid folic hoặc mẹ nghiện thuốc lá.
Ngoài 2 nhóm nguyên nhân chính nêu trên, có một số trường hợp trẻ bị giảm tiểu cầu nhưng không xác định được nguyên nhân. Đối với đối tượng này, người ta gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.
Từ những nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu nêu trên, mẹ có thể hạn chế khả năng nhiễm bệnh của bé ngay từ trong bụng mẹ và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.