Lo lắng vì con mình chậm nói nhưng không phải ông bố bà mẹ nào cũng hiểu được vì sao các bé lại như vậy. Biết được những nguyên nhân trẻ chậm nói sẽ giúp các bậc phụ huynh có phương pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân thực thể
Trẻ chậm nói đôi khi do các bé có khiếm khuyết ở miệng như vấn đề về lưỡi hoặc là hở hàm ếch. Nếu lưỡi trẻ bị ngắn sẽ làm hạn chế chuyển động của lưỡi khi nói gây khó khăn cho việc phát âm. Khi trẻ chậm nói do có vấn đề về răng miệng điều này có nghĩa là thông tin tại các khu vực não chỉ huy này hoạt động không hiệu quả. Ở một số trẻ khác lại gặp phải khó khăn trong việc sử dụng phối hợp các bộ phận như môi, lưỡi, hàm để tạo ra âm thanh của lời nói. Lúc này vấn đề mà bé gặp phải không chỉ có khó khăn khi nói mà còn khi ăn, khi uống.
Vấn đề nghe cũng là một trong những nguyên nhân liên quan đến việc chậm nói ở trẻ. Một em bé có khả năng nghe kém thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi khớp nối ngôn ngữ và hành động, khó khăn để nhận biết và bắt chước. Đó là lí do vì sao khi bố mẹ đưa trẻ đi khám chậm nói các bác sĩ thường khám tổng quát cho trẻ em để kiểm tra thính giác cho các bé.
Nguyên nhân tâm lý
Tương tự như nhiều kĩ năng khác, phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ em cũng là một kĩ năng tự nhiên và phải được nuôi dưỡng từ môi trường giáo dục của gia đình. Một số sai lầm dưới đây của các bậc cha mẹ chính là nguyên nhân trẻ chậm nói:
– Cha mẹ quá cưng chiều con, không tạo cơ hội cho con tập nói: Khi vốn từ của bé chưa được hoàn thiện, các mẹ nên để bé có cơ hội giao tiếp với mọi người xung quanh, phải để con dùng hành động, lời nói để biểu đạt mong muốn của mình. Khi trẻ muốn lấy vật gì nhiều mẹ hiểu ý đã ngay lập tức lấy cho con mà không nghe con diễn đạt. Các mẹ không nên làm như vậy mà nên hỏi chuyện con như “con muốn lấy vật gì nào”, “đó là cái gì con nhỉ”. Đây chính là cách để trẻ có thể phản ứng lại với những lời nói từ mẹ.
– Cho trẻ xem tivi, dùng điện thoại thường xuyên: Có một thực tế hiện nay là các bé được xem tivi và sử dụng điện thoại quá nhiều. Các phương tiện thông tin này tuy có thể giúp trẻ học hỏi được những điều mới lạ của cuộc sống nhưng lạm dụng nó sẽ khiến các bé không có nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh, chỉ việc ngồi ngoan ngoãn và xem. Nhiều cha mẹ coi tivi và điện thoại như một “cô bảo mẫu” mà không hay rằng đây chính là “thủ phạm” làm con mình chậm nói.
– Lười nói chuyện với con: Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên hỏi chuyện với con nhiều hơn vì vốn từ ngữ của con lúc này chưa được hình thành. Dù bé mới chỉ ê, a, bập bẹ một vài từ nhưng cha mẹ vẫn nên hỏi chuyện con liên tục để tăng vốn từ vựng cho con. Trong thời kì này nếu các mẹ nhanh chán, không đủ kiên trì để duy trì các cuộc nói chuyện với các bé thì đây sẽ là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.
– Không cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài: Nhiều bậc cha mẹ lo ngại những vấn đề xấu của xã hội hiện nay như bắt cóc, học thói hư tật xấu… nên đã nên hạn chế cho trẻ ra ngoài chơi. Các mẹ nhốt con trong nhà một mình và chơi với các đồ chơi vô tri vô giác như búp bê, xếp hình…Không cho trẻ ra ngoài chơi sẽ hạn chế khả năng giao lưu, học hỏi của trẻ. Chính điều này là một nguyên nhân trẻ chậm nói.
– Dạy cho con những từ ngữ khó nói ngay từ đầu: Ở giai đoạn trẻ mới tập nói, bố mẹ đã vội cho con học những từ ngữ khó, điều này sẽ gây khó khăn cho các con. Bởi lúc này khẩu hình của con chưa được hoàn thiện, nếu phải nói những từ quá khó các con không thể nói theo được.
Do đó, khi dạy bé tập nói, nên dùng những từ đơn giản trước, không nên dùng ngay những từ khó khăn, phức tạp. Quá trình dạy bé tập nói phải kết hợp một vài từ giúp bé gọi người thân, đồ chơi, cơ thể, con vật,.. và phối hợp với những từ ngữ thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày.
Xem chi tiết về dịch vụ khám sức khỏe đi du học