Chảy máu chân răng cứ ngỡ chỉ gặp ở người lớn nhưng vấn đề này tồn tại ở cả trẻ em. Bố mẹ cần hết sức lưu ý nguyên nhân cũng như cách chữa trị của triệu chứng này.
Nguyên nhân chảy máu chân răng ở trẻ
Do viêm nướu răng
Đây là nguyên nhân chính gây ra chứng chảy máu chân răng ở trẻ. Cụ thể hơn là do vi khuẩn trên răng gây ra khi bé vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ. Các vi khuẩn này sẽ gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu dần trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu.
Khi bị viêm nướu, trẻ thường bị đau và chảy máu chân răng khi đánh răng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tụt nướu, viêm nha chu, khiến chân răng bị lung lay. Với những bé chưa mọc đủ răng thì chảy máu chân răng có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.
Do thiếu vitamin C
Thiếu hụt vitamin C trong cơ thể cũng là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy máu chân răng. Nếu thiếu chất này, cơ thể sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysin và prolin. Từ đó dẫn đến hiện tượng xuất huyết ở một số vị trí trên nướu, chân răng. Chảy máu chân răng ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt của trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ vì con sẽ thấy đau và quấy hơn bình thường.
Cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả
Chảy máu chân răng khá nguy hiểm, nếu ba mẹ không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến răng vĩnh viễn sau này. Các phương pháp chữa trị cho bé dưới đây sẽ khắc phục tình trạng này.
Lấy cao răng cho bé
Trong trường hợp con đã mọc răng vĩnh viễn đầy đủ thì việc chữa trị cần chú ý hơn để bảo vệ răng. Nếu cao răng hình thành dưới nướu và quanh chân răng gây chảy máu thì mẹ nên đưa bé đi lấy cao răng.
Cách này giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám chứa vi khuẩn trên răng, giúp cho nướu dần lành thương. Việc lấy cao răng cần được duy trì đều đặn 6 tháng/ lần để giúp răng miệng bé sạch sẽ cũng như nhanh chóng phát hiện các vấn đề về răng ở trẻ.
Dùng thuốc và vệ sinh răng miệng
Bên cạnh lấy việc lấy cao răng, mẹ có thể dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Nên nhớ vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ mỗi ngày. Lưu ý quan trọng là trong thời gian con bị viêm nướu và chảy máu chân răng, bạn không nên cho bé đánh răng vì bàn chải sẽ làm vết thương thêm nặng.
Người lớn cần dùng gạc và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé sau khi ăn. Hành động lúc này cần nhẹ nhàng vì răng nướu của bé đang hết sức nhạy cảm, nếu không cẩn thận sẽ khiến con đau và chảy máu nhiều hơn.
Bổ sung vitamin C
Để tăng sức đề kháng cho răng, tủy và nướu răng mẹ bổ sung thêm vitamin C cho con mỗi ngày. Đây là cách chữa chảy máu chân răng hiệu quả, việc bổ sung đầy đủ vitamin sẽ giúp cho các mô nướu bị tổn thương mau lành hơn. Mẹ nên cho con ăn thêm các loại trái cây bổ dưỡng như: cam, xoài. dâu tây, kiwi, dưa gang, mâm xôi… vào khẩu phần ăn hàng ngày. Nó bổ sung dưỡng chất giúp vết thương mau lành và tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày là cách phòng ngừa, hạn chế chảy máu chân răng hiệu quả nhất. Mẹ hãy pha nước muối loãng và cho bé súc miệng từ 2 – 3 lần/ ngày. Cách vệ sinh răng miệng này tuy đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng. Nó không chỉ hạn chế bệnh chảy máu chân răng mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác.
Áp dụng các liệu pháp thiên nhiên
Một số nguyên liệu có trong thiên nhiễn cũng có tác dụng chữa chảy máu chân răng hiệu quả như: dầu đinh hương, mật ong, bạc hà, muối, chanh và tỏi,… Mẹ có thể tìm kiếm dễ dàng, chi phí ít, lại có thể áp dụng được cho mọi độ tuổi từ trẻ em đến người lớn.
+ Dầu đinh hương: Dùng tăm bông thấm một ít tinh dầu đinh hương rồi chà nhẹ vào phần răng và nướu bị chảy máu. Sau 5 phút bạn cho trẻ súc miệng lại với nước sạch hoặc nước muối loãng.
+ Chanh và tỏi: Giã nhuyễn tỏi và trộn đều với một ít nước cốt chanh rồi đắp lên phần răng nướu trẻ đang chảy máu 5 phút rồi súc miệng với nước sạch. Thực hiện cách này mỗi khi răng chảy máu cũng mang lại hiệu quả tốt bất ngờ.
Nắm được nguyên nhân cũng như cách chữa trị chảy máu chân răng ở trẻ sẽ giúp ba mẹ có phương pháp chữa hiệu quả nhất. Một khi áp dụng các phương pháp trên không có hiệu quả thì ba mẹ cần đưa con đi khám nha sỹ ngay nhé.
Bạn đang đọc bài viết: Nguyên nhân và cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em mẹ cần biết