Bệnh đái dắt ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát về thể chất và tinh thần của trẻ. Nắm bắt được các nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ sẽ giúp cha mẹ sớm tìm được cách khắc phục hiệu quả cho con em mình.
Nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ
* Do tâm sinh lý:
– Bệnh đái dắt ở trẻ có nguyên nhân từ việc tiêu thụ nhiều đồ ăn thức uống dạng lỏng như nước lọc, nước trái cây, mía, dừa, sữa, cháo…
– Khi trẻ sợ hãi, lo lắng, tâm lý bất ổn cũng làm tăng cảm giác buồn tiểu. Thường xuyên bị phụ huynh la mắng khi đái dầm cũng là nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ.
– Thân nhiệt cơ thể cao, nóng trong người cũng gây ra bệnh đái dắt ở trẻ.
* Do bệnh lý:
Các bệnh lý liên quan đến thận, bàng quang, niệu đạo… là “thủ phạm” gây ra bệnh đái dắt ở trẻ. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đái dắt ở bé gái là do viêm đường tiết niệu, còn ở bé trai là do bị hẹp bao quy đầu.
Ngoài ra, bệnh đái dắt ở trẻ còn do nhiễm giun kim, khi trẻ gãi, có thể gây viêm nhiễm.
Biểu hiện của bệnh đái dắt ở trẻ
– Bé tiểu liên tục, cứ khoảng 15 phút một lần, tiểu nhiều lần trong một ngày.
– Số lượng nước tiểu mỗi lần tiểu của bé rất ít.
– Màu sắc nước tiểu không trong mà vàng đục.
– Bé có biểu hiện đau đớn, mệt mỏi, quấy khóc, rét run người khi đi tiểu, nhiều trẻ có thể sốt cao, giảm cân.
– Bé đi tiểu rất khó khăn, phải rặn khi tiểu, tiểu không hết bãi, sưng đỏ lỗ niệu đạo, tiểu kèm theo mủ…
Trị bệnh đái dắt ở trẻ như thế nào?
– Râu ngô và bông mã đề được xem là “thần dược” trị bệnh đái dắt ở trẻ. Râu ngô có tính bình, giúp lợi tiểu, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt… Còn bông mã đề có tính mát, giúp giải nhiệt, thông tiểu, chữa viêm bàng quang. Các mẹ có thể kết hợp râu ngô với bông mã đề, rễ cỏ tranh, củ sả, đậu đen theo tỉ lệ bằng nhau để tạo thành bài thuốc chữa bệnh đái dắt ở trẻ. Cho trẻ uống bài thuốc này 2 – 3 lần/ngày trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh đái dắt ở trẻ giảm hẳn.
– Bột sắn dây là “bảo bối” trị bệnh đái dắt ở trẻ bởi tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đại tiểu tiện. Cho bé uống bột sắn dây trong khoảng 10 ngày, mẹ sẽ thấy bệnh đái dắt ở trẻ thuyên giảm.
– Bí xanh có tính mát, có công dụng trị bệnh đái dắt ở trẻ rất tốt. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần giã bí xanh đã bỏ vỏ lấy nước rồi hòa với chút muối, cho trẻ uống. Đơn giản hơn, mẹ hãy cho trẻ ăn bí sống hoặc luộc bí xanh lên cho trẻ ăn và uống cả nước luộc giúp trị bệnh đái dắt ở trẻ.
– Rau má có tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, nhuận gan, thanh nhiệt, giúp điều trị hiệu quả bệnh đái dắt ở trẻ. Mẹ hãy xay rau má rồi lọc lấy nước cho bé uống hàng ngày.
– Rau mồng tơi có tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận tràng… Uống nước rau mùng tơi có thể trị được bệnh đái dắt ở trẻ.
Những bài thuốc dân gian kể trên có ưu điểm là dễ tìm kiếm, giá thành rẻ và rất an toàn. Tuy nhiên, chúng chỉ chỉ có công dụng trị bệnh đái dắt ở trẻ trong trường hợp trẻ mới mắc bệnh, chưa bị đái dắt kéo dài; không có hiện tượng đau ốm, sốt cao, mệt mỏi; không quấy khóc khi đi tiểu.
Trường hợp trẻ đái dắt kèm theo các triệu chứng kể trên cần được điều trị kịp thời tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tránh xảy ra biến chứng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tinh thần, thể chất. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ dùng, bởi việc sử dụng thuốc không đúng loại, liều lượng và không tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.
Trường hợp trẻ đái dắt do viêm đường tiết niệu có thể được điều trị dứt điểm bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của chuyên gia y tế. Còn bệnh đái dắt ở trẻ do hẹp bao quy đầu thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành nong rộng ra.
Cha mẹ lưu ý, để phòng bệnh đái dắt ở trẻ, trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con em mình, đồng thời tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp lợi tiểu cho bé yêu.