Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, nó khiến bé khó chịu, mệt mỏi. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm mũi ở trẻ em được biểu hiện như thế nào? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có kiến thức chăm sóc bé tốt nhất nhé.
Triệu chứng bệnh viêm mũi ở trẻ em
Biểu hiện đầu tiên của bệnh là khiến bé có cảm giác ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, đầu ê ẩm, đau mỏi chân tay, có thể sốt khoảng 390C. Để lâu ngày sẽ gây nôn ói, tiêu chảy. Bệnh kéo dài từ 3 – 5 ngày thì có dấu hiệu thuyên giảm: Nước mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng nôn và tiêu chảy còn kéo dài khoảng 2 ngày nữa.

Đây là bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm: Viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, áp xe thành sau họng, phế quản phế viêm.
Bên cạnh bệnh viêm mũi cấp tính thông thường ở trẻ nhỏ còn rất nhiều bệnh viêm mũi khác như: Viêm mũi lậu, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi vàng chanh , viêm mũi giang mai.
Nguyên nhân bệnh viêm mũi ở trẻ em
– Bệnh viêm mũi ở trẻ thường hay gặp khi thời tiết chuyển mùa vì vậy khí hậu thay đổi cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ.

– Vệ sinh nơi ở không sạch sẽ, nhà cửa, phòng ở ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập khiến trẻ dễ mắc bệnh.
– Với trẻ đẻ non, trẻ biếng ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, cơ địa dị ứng hay đang mắc bệnh mãn tính, bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như cúm, sởi… cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm mũi phát sinh.
Cách phòng tránh bệnh viêm mũi ở trẻ em
Việc tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh viêm mũi ở trẻ em sẽ giúp các mẹ có biện pháp điều trị cũng như phòng bệnh cho bé tốt nhất. Cách phòng bệnh viêm mũi ở trẻ em là giữ vệ sinh nơi ở thật sạch sẽ, chú ý tránh để trẻ bị nhiễm lạnh trong mùa đông, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để trẻ nâng cao sức đề kháng, đặc biệt với những trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng cần có chế độ ăn uống đảm bảo.

Chú ý: Nếu trẻ có dấu hiệu của bệnh viêm mũi các mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống kháng sinh mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và theo dõi các biểu hiện tiếp theo. Nếu từ 3 – 5 ngày trẻ không đỡ, dịch mũi vẫn chảy nhiều, người mệt mỏi cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị, tránh biến chứng nguy hiểm.