Hẳn bà mẹ nào khi nuôi con cũng đều trải qua giai đoạn nghiên cứu “đông-tây” cho thực đơn ăn dặm của bé yêu. Nhưng việc tìm hiểu quá nhiều làm nhiễu thông tin và sai lệch về kiến thức khiến mẹ bầu hay vấp phải những sai lầm trong việc cho con ăn dặm. Thấu hiểu được điều đó, tác giả Annabel Karmel (Anh) đã xuất bản cuốn “Cẩm nang dinh dưỡng cho bé” trong đó có những nguyên tắc vàng mà bất cứ mẹ nào cũng cần biết trong quá trình cho bé yêu ăn dặm.
Lựa chọn thời điểm phù hợp
Sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong sáu tháng đầu. Bộ Y tế Anh khuyến cáo thời điểm tốt nhất mà các mẹ có thể cho bé ăn dặm là khi bé từ 6 tháng tuổi.
Hệ tiêu hóa của mỗi bé không giống nhau
Tuy tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, Bộ Y tế Anh khuyến cáo nếu trẻ cho thấy dấu hiệu đã sẵn sàng ăn dặm, các bà mẹ cũng có thể cho trẻ thử một số thức ăn đơn giản. Tuy nhiên, không cho trẻ ăn dặm trước 17 tuần tuổi bởi trong vài tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa phát triển toàn diện.
Nhận biết dấu hiệu bé đã sẵn sàng ăn dặm
Nếu nhận thấy trẻ đói hơn bình thường ngay cả khi vừa bú sữa, tỉnh dậy lức nửa đêm hoặc có thể giữ tốt đầu và cổ khi đang ngồi, các mẹ có thể hiểu đó là các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng ăn dặm.
Nếu trẻ chưa thích nghi
Nếu bé tỏ ra không hứng thú lắm với thức ăn, mẹ có thể dời việc cho trẻ tập ăn dặm lại vài ngày hoặc vài tuần và thử lại lần nữa, chỉ cần đảm bảo trẻ không bị đói.
Mẹ cũng có thể cho trẻ uống sữa để trẻ bớt đói. Quan trọng là mẹ không được vội vàng và tùy thuộc vào ý muốn của trẻ. Bởi đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa vẫn là thực phẩm chính và tốt nhất cho bé chứ không phải bất cứ thực phẩm nào khác.
Bé sẽ ăn rất ít trong giai đoạn đầu
Mẹ không nên quá hy vọng bé ăn được nhiều cháo, bột, hoa quả hoặc rau nghiền nhuyễn vào những ngày đầu tiên. Khi trẻ đã quen ăn thức ăn rắn, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn.
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên duy trì cho bé uống 500-600ml sữa mỗi ngày bởi sữa sẽ giúp tăng cường sự phát triển của trẻ và dần dần cho bé bắt đầu uống sữa bằng cốc.
Những thực phẩm nên tránh
Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên ăn muối và đường. Các loại thức ăn khác cũng cần tránh bao gồm pate, động vật giáp xác, đồ ăn hun khói, phô-mai và mật ong. Trẻ từ 6 tháng tuổi có thể ăn trứng miễn là trứng được nấu chín kỹ. Trẻ cũng không nên ăn các loại hạt quả và hạt ngũ cốc.
Xem thêm: sàng lọc sơ sinh
Bắt đầu bằng củ nghiền nhuyễn
Giai đoạn chuyển đổi từ sữa sang thức ăn rắn thực chất là quá trình cho trẻ tập ăn và làm quen với thức ăn rắn.
Bắt đầu quá trình bằng việc cho trẻ ăn các loại củ bởi loại thực phẩm này dễ tiêu hóa và không gây dị ứng ở trẻ. Cách chế biến tốt nhất để giữ chất dinh dưỡng trong thực phẩm là hấp chín sau đó tán nhuyễn. Khoai tây ngọt, bí đỏ hay cà rốt trắng sẽ là lựa chọn phù hợp bởi chúng có vị ngọt tự nhiên như sữa mẹ.
Về hoa quả, hai loại phù hợp nhất trong giai đoạn này là táo và lê bởi có thể chế biến theo cách hấp hoặc nấu. Một vài loại quả như chuối, bơ, đào và đu đủ thì không cần chế biến mà chỉ cần tán nhuyễn bằng dĩa.
Trộn trái cây với rau là phương pháp khá hiệu quả khi cho trẻ làm quen với các loại thức ăn mới. Công thức yêu thích của Karmel là hỗn hợp đu đủ, táo, lê và quế nhuyễn, cà rốt nhuyễn, chuối và bơ nhuyễn.
Tăng dần lượng và độ thô của thức ăn
Khi bé đã quen với các thức ăn đơn giản, mẹ nên bổ sung thức ăn có nhiều loại mùi vị và dạng rắn lỏng khác nhau vào thực đơn của các con.
Khi hệ tiêu hóa của trẻ phát triển toàn diện (bé được 6-9 tháng tuổi), mẹ có thể bắt đầu tăng dần lượng và độ đa dạng của thức ăn cho trẻ. Trẻ phát triển khá nhanh vào thời gian này, vì vậy đây là thời điểm thích hợp giúp trẻ học nhai và làm quen với các loại thức ăn chứa nhiều protein như thịt và cá. Mẹ nên tránh cho trẻ ăn muối, đường và mật ong nhưng có thể thêm gia vị cho món ăn của bé thêm hấp dẫn bằng hành hoặc rau thơm.
Xem thêm: khám tổng quát cho bé