Trẻ sơ sinh nếu không được vệ sinh rốn đúng cách thì dễ bị nhiễm khuẩn rốn. Nhiễm khuẩn rốn có thể dẫn tới nguy cơ bị uốn ván rốn – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh.
Nhiểm khuẩn rốn là gì?
Rốn là nơi truyền tải oxi và chất dinh dưỡng từ mẹ vào con trong suốt thai kì. Khi trào đời, trẻ được cắt phần dây rốn và sẽ mất một khoảng thời gian cho việc lành rốn và rụng cuống rốn. Nếu không vệ sinh đúng cách, rốn rất dễ bị nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn rốn là nhiễm khuẩn cuống rốn sau sinh, có thể khu trú hoặc lan rộng. Vùng sung huyết có thế sẽ lan rộng ra thành bụng, rỉ dịch hôi, đôi khi có mủ và phù nề.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, có tới 47% trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng rốn gây ra và khoảng 21% trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh khác có kèm theo nhiễm trùng rốn.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn rốn đều xoay quanh vấn đề vệ sinh không đúng cách, có thể kể đến như:
- Không vệ sinh rốn.
- Không biết cách vệ sinh cuống rốn và thay băng rốn cho trẻ.
- Băng rốn quá kín tạo điều kiện cho vi trùng phát triển.
- Mẹ tự ý cạy bỏ khi thấy cuống rốn của con sắp rụng.
- Sử dụng các phương thức dân gian như đắp lá, rắc tiêu tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm lấn.
Bạn đang xem bài viết: Nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn rốn

Trường hợp nhiễm khuẩn rốn nhẹ
Rốn trẻ rụng muộn hơn so với bình thường kèm theo ướt và có mùi hôi.
Ở giai đoạn này, rốn chưa có mủ, toàn thân sưng tấy, bụng chướng, rối loạn tiêu hóa.
Trường hợp viêm rốn có mủ
Rốn lâu rụng, chân rốn tấy đỏ, phù nề, ẩm ướt, chảy mủ vàng, có mùi hôi…
Trẻ có thể có dấu hiệu sốt, quấy khóc, không chịu bú sữa,…
Trường hợp hoại tử rốn
Đây là bệnh tiên phát hoặc thứ phát sau viêm rốn do vi khuẩn yếm khí gây ra.
Rốn trẻ rụng sớm kèm theo tím bầm, sưng đỏ, chảy mủ hoặc máu, có mùi hôi và sưng tấy ra các vùng xung quanh.
Nếu không điều trị kịp thời rất dễ gây ra nhiễm trùng huyết, thậm chí dẫn đến tử vong.
Điều trị nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh
Trong điều trị nhiễm khuẩn rốn, điều đầu tiên cần chú ý đó là vệ sinh sạch sẽ và đúng cách phần rốn của trẻ.
Cần giữa rốn bé sạch sẽ, thoáng mát, không để phân, nước tiểu hay nước bẩn thấm vào.
Trường hợp rốn bé viêm nhẹ, bố mẹ chỉ cần thay băng hàng ngày cho bé, nặn hết mủ, rửa rốn bằng oxy già và lau khô rồi rắc bột kháng sinh và băng lại bằng gạc vô trùng.
Trường hợp trẻ xuất hiện sốt cao, bỏ bú và suy yếu, viêm nhiễm đã ở mức nặng, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị kịp thời.
Cách phòng tránh nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

- Vệ sinh cuống rốn bé thường xuyên mỗi ngày bằng oxy già, cồn iod 1% sau khi tắm.
- Thay băng rốn hàng ngày cho bé sau khi tắm. Nếu băng rốn của bé bị thấm nước tiểu, phân hay nước bẩn thì cần thay băng ngay lập tức.
- Giữ cho rốn bé được hở và khô.
- Không thoa bất kì loại lá hay thuốc nào lên rốn bé nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Quần, áo, tã của bé phải thông thoáng và được giặt sạch sẽ trước khi mặc.