Mùa xuân cũng là mùa sinh sôi của virus và hàng loạt mầm bệnh phát triển. Đây cũng là thời điểm nhạy cảm mà các mẹ cần lưu ý và bảo vệ con khỏi nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến da liễu trong thời tiết ẩm ướt này. Sau đây là một số bệnh da liễu điển hình thường gặp ở trẻ nhỏ nhất trong mùa xuân:
Bệnh ecpet mảng tròn
Đây là bệnh do nấm sống ký sinh trên da, tóc và móng tay. Bắt đầu với một đốm xếp vảy, màu đỏ hoặc sưng tấy rồi phát triển thành vòng đỏ ngứa bao ngoài. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với người bệnh hay vật nuôi mang bệnh. Có thể điều trị với loại kem kháng nấm.
Xem thêm: sàng lọc sơ sinh
Bệnh chốc lở
Là một bệnh bội nhiễm, bệnh chốc lở gây ra tình trạng viêm đỏ hay phồng rộm mà có thể bị vỡ hay rỉ nước và phát triển thành một tổn thương nổi màu vàng nâu. Các vùng viêm có thể lan ra bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện ở quanh miệng và mũi. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc hay dùng chung, chơi chung đồ. Thuốc mỡ kháng sinh và thuốc uống kháng sinh thường được dùng cho các trường hợp này.
Mụn cơm
Bệnh do virus papilloma gây ra vì thế có thể lây qua tiếp xúc. Mụn cóc có thể lây dễ dàng từ người này sang người khác do sử dụng chung đồ vật với người mang bệnh. Virus này thường trú ngụ ở các ngón tay và bàn tay. Để ngăn ngừa mụn cóc lây lan, mẹ nên nhắc nhở bé không cậy hoặc cắn móng tay – một trong những thói quen phổ biến ở trẻ nhỏ.
Bệnh thủy đậu
Hiện nay, bệnh đã được phòng ngừa nhờ vaccin nên tỉ lệ trẻ mắc bệnh giảm đáng kể so với trước đây. Bệnh thủy đậu rất dễ lây và để lại ban ngứa và các đốm đỏ hoặc phỏng giộp trên toàn bộ cơ thể. Các đốm đỏ tiến triển qua các giai đoạn: hình thành phỏng giộp, phỏng giộp vỡ, khô và đóng vẩy. Bệnh thủy đậu có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Tuy vậy, nhờ sự phát triển của Y học, ngày nay tất cả trẻ em đều đều được tiêm vaccin thủy đậu ngay từ những ngày mới chào đời. Do đó trẻ lớn và người lớn không bao giờ còn mắc bệnh hoặc rất hiếm.
Xem thêm: khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em
Bệnh ban đỏ
Đây là một bệnh dễ lây (do siêu vi) và có biểu hiện sốt nhẹ, khó chịu (15-30% có biểu hiện), xuất hiện những mảng đỏ từ 1-4 ngày rồi ban lan tới cánh tay, chân và toàn thân. Thời gian bị bệnh kéo dài 5-14 ngày. Điều trị bao gồm nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước và thuốc giảm đau (không dùng aspirin nếu bé sốt). Nếu con bị bệnh ban đỏ trong khi mẹ đang mang thai thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.
Rôm sảy
Rôm là hậu quả của tình trạng tắc ống dẫn mồ hôi. Các đốm rôm trông như những nốt mụn nhỏ màu hồng hay đỏ. Chúng thường xuất hiện ở những vùng cơ thể ra mồ hôi nhiều như: đầu, cổ và vai của bé do cha mẹ ủ quá ấm hoặc do thời tiết quá nóng vào mùa hè – thời điểm bé hay bị rôm sảy nhất. Mẹ nên cho bé mặc những trang phục thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, tránh các loại vải thô, cứng gây kích thích lên da bé và tránh làm trày xước các vết rôm sảy của bé bởi rất dễ làm nhiễm trùng da.
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là phản ứng dị ứng do tiếp xúc với chất dị ứng có trong thực phẩm, xà phòng, nhựa cây độc. Tình trạng phát ban thường xảy ra trong vòng 48 giờ đầu sau tiếp xúc. Một số có biểu hiện phát ban, số khác nổi mẩn và nặng nhất là nổi các nốt rộp như bỏng. Cách tốt nhất để phòng bệnh này là tránh các tác nhân gây dị ứng.
Bệnh tay chân miệng
Đây là bệnh dễ lây và thường gặp ở trẻ với các biểu hiện sốt, nổi mụn đau ở miệng và các nốt rộp không ngứa ở tay, bàn chân, đôi khi lan tới cẳng chân. Bệnh lây qua ho, hắt hơi và dùng chung đồ. Cần rửa tay thường xuyên để phòng bệnh này, Có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và bổ sung nhiều chất lỏng.
Viêm phong da
Đây là một bệnh mãn gây khô da, cực kỳ ngứa ngáy và tình trạng phát ban tăng. Nguyên nhân không rõ ràng nhưng có thể là tiền sử gia đình có bệnh dị ứng và hen hoặc hệ miễn dịch quá nhạy cảm.
Bệnh lang ben
Lang ben là bệnh do nhiễm vi nấm gây ra thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ nhỏ vì đối tượng này có làn da nhạy cảm dễ bị tấn công, và nếu cha mẹ không ý thức được vấn đề vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ cũng rất dễ gặp phải bệnh lang ben.
Biểu hiện chính của bệnh là xuất hiện các mảng da trắng trên da do vi nấm tấn công ở lớp biểu bì. Chúng gây biến đổi màu sắc của các tế bào gây nên bệnh lang ben. Tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhiều nhưng bệnh này lại gây ngứa và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, do đó cần chữa trị lang ben từ sớm để tránh bệnh ngày càng lan rộng.
Để phòng bệnh, mẹ chỉ cần vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ thường xuyên dùng khăn mặt riêng hay không cho trẻ mặc đồ ẩm ướt cũng giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Chi tiết: bảo hiểm cho trẻ em