Hầu hết các trường hợp em bé sinh non ở tuần thứ 34 có tỷ lệ sống sót khá cao. Tuy nhiên, do chào đời sớm, bé sẽ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm.
Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 38 đến 40 tuần. Thế nhưng, vì một số yếu tố khác nhau, nhiều em bé có thể chào đời ở tháng thứ 8, tức là tuần thứ 34 của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng thai nhi 34 tuần tuổi chào đời thì vẫn có khả năng sống sót rất cao.
Song, việc ra đời sớm hơn bình thường (hay còn được gọi là sinh non) có thể khiến bé phải đối mặt với nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe, do cơ thể bé chưa phát triển hoàn thiện.
Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm bé có thể gặp phải khi chào đời sớm:
Hội chứng suy hô hấp (RDS)
Do hệ hô hấp chưa phát triển, nên bé sinh non dễ gặp phải tình trạng khó thở. Không chỉ có vậy, bé cũng rất nhạy cảm với các điều kiện môi trường. Bất kỳ thay đổi nào cũng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy hô hấp.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn làm cho trẻ sơ sinh không tự hô hấp, tình trạng này do hệ hô hấp kém phát triển gây ra.
Nhiều trẻ sinh non sẽ phải chịu đựng chứng bệnh trên cho đến khi cơ thể trưởng thành. Hội chứng ngưng thở khi ngủ thường được điều trị bằng thuốc và theo dõi chặt chẽ.
Chứng loạn sản phế quản phổi (BPD)
Chứng loạn sản phế quản phổi (BPD) cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm của sinh non. Khi đó, trẻ phải cần tới sự hỗ trợ của máy thở trong nhiều tuần.
Nhiễm trùng
Chào đời ở tuần 34 đồng nghĩa hệ miễn dịch của bé cũng còn rất yếu. Điều này khiến bé rất dễ các loại vi khuẩn tấn công và có khả năng bị nhiễm trùng cao.
Thiếu máu
Thiếu máu là một trong những biến chứng bé sinh non có thể gặp phải,
Tình trạng thiếu máu xảy ra là do số lượng hồng cầu trong máu giảm. Tế bào máu này chịu trách nhiệm mang oxy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, chúng rất cần thiết cho tất cả các quá trình trao đổi chất và tăng trưởng.
Huyết áp thấp
Trẻ sinh non không có khả năng dự trữ máu hoặc mạch máu chưa phát triển tốt. Do đó, bé cũng không thể duy trì huyết áp ở mức bình thường, từ đó dẫn đến tình trạng hạ huyết áp ngay sau khi chào đời.
Ứ mật
Ứ mật (hay còn được gọi là vàng da) là một trong những vấn đề phổ biến ở trẻ sinh non. Do hệ thống trao đổi chất chưa được hoàn thiện, một sản phẩm phụ của máu như bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể, dẫn tới hiện tương da và mắt chuyển màu vàng.
Viêm ruột hoại tử
Đây là một tình trạng nghiêm trọng, thành ruột ở trẻ sinh non sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng do ruột kém phát triển cũng có thể dẫn đến hiện tượng bào mòn hoặc thậm thủng ruột, khiến phân tràn vào khoang bụng.
Còn ống động mạch
Gần như ngay sau khi trẻ ra đời, ống động mạch được đóng lại về mặt chức năng do sự co thắt ống. Phản ứng tự co thắt ống động mạch xảy ra khoảng 10-15 giờ sau sinh. Sau 72 giờ, ống động mạch được đóng về mặt cơ năng ở trên 95% trẻ sơ sinh mạnh khoẻ, sinh đủ tháng.
Khi các quá trình này hoàn tất, ống động mạch được đóng kín hoàn toàn và tạo thành dây chằng động mạch.
Tuy nhiên, với những trẻ sinh non, ống động mạch không được đóng kín đúng cách. Điều này dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, do bé “bỏ qua” những tuần cuối của thai kỳ mà khoảng thời gian này lại là giai đoạn “chạy nước rút” cho sự phát triển của não bộ cũng như tăng độ dày lớp mỡ bao bọc cơ thể.
Chính vì thế, nếu thai nhi ra đời vào tuần này, có thể con sẽ gặp một số vấn đề nhỏ về sự phát triển não bộ. Tuy nhiên, đó không phải là những khuyết tật thần kinh nghiêm trọng. Điều này hoàn toàn có thể hết nếu bé được điều trị tốt sau khi sinh ra.