Nhiệt miệng là triệu chứng thường thấy ở trẻ nhỏ, biểu hiện là vùng miệng bị viêm sưng gây cảm giác đau đớn khó chịu cho trẻ. Dưới đây là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ giúp rất hữu ích để cha mẹ tham khảo.
Mật ong
Dùng mật ong để chữa nhiệt miệng cho con là phương pháp kinh điển mà các bà mẹ Việt hay áp dụng. Mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc dùng bông tăm thấm mật ong rồi chấm vào chỗ loét. Các nghiên cứu cho thấy mật ong có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ uống.
Bột sắn dây
Nếu trẻ bị nhiệt miệng ở mức nhẹ thì có thể uống nước bột sắn dây ngày 2 lần để giảm đau rát và nhanh khỏi. Bột sắn dây có tính mát nên chữa miệng miệng rất tốt. Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ em này được nhiều người áp dụng khá hiệu quả.
Uống nước khế chua
Khế là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, có thể được dùng để chữa những bệnh như nhiệt miệng. Mẹ có thể dùng 2 – 3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước rồi đun sôi, có thể cho một ít đường phèn để giảm độ chua, chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần. Cho bé ngậm nhiều lần trong ngày để chữa lành vết loét trong miệng.
Cà chua
Dùng cà chua tươi và ép lấy nước uống hàng ngày sẽ giúp các vết loét vì nhiệt miệng của bé lành lại rất nhanh chóng. Chắc chắn cha mẹ sẽ rất bất ngờ với tác dụng của cà chua trong việc chữa nhiệt miệng đấy.
Vỏ dưa hấu
Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc, thường được dùng để điều trị các bệnh nóng trong nên cham mẹ có thể sử dụng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng cho bé. Mẹ lấy 50g vỏ dưa hấu sao vàng, tán thành bột rồi trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.
Lá rau ngót
Theo Đông y, lá và rễ của rau ngót có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Mẹ có thể dùng nước cốt rau ngót hòa với một ít mật ong, dùng bông thấm hỗn hợp rồi bôi vào chỗ loét miệng của bé. Một ngày bạn có thể bôi 2 – 3 lần để giúp con mau khỏi.
Súc miệng bằng nước củ cải
Nước củ cải có tác dụng rất hữu hiệu đối với người bị bệnh nhiệt miệng. Cha mẹ hãy lấy nước cốt của củ cải, hòa thêm chút nước sôi vào và cho bé súc miệng ngày 3 lần, chỉ cần làm liên tục trong 2 ngày là bé có thể khỏi nhiệt miệng luôn.
Rau má, râu ngô
Rau má, râu ngô có tính mát nên được xem là cách chữa nhiệt miệng cho trẻ em rất hữu hiệu. Cha mẹ có thể nghiền nát rau má vắt lấy nước cốt, sau đó cho đường phèn vào và cho bé uống. Nước râu ngô cũng có tác dụng giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Đặc biệt, nước râu ngô còn giúp giảm nốt sưng của nhiệt miệng.