Trong những năm tháng đầu đời, cơ thể trẻ vẫn nhạy cảm với thế giới bên ngoài. Hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cùng sức đề kháng yếu là những nguyên nhân chính khiến bé hay bị ốm, sốt, nhất là trong những ngày chuyển mùa hay thay đổi thời tiết. Khi phát hiện thân nhiệt của con yêu tăng lên, nhiều bà mẹ áp dụng ngay những phương pháp hạ sốt quen thuộc tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế có khi lại mang đến những nguy cơ không ngờ.
Xác định cơn sốt bằng cảm giác
Nhiều mẹ chỉ nghĩ khi trán nóng hầm hập nghĩa là con đã bị sốt. Thực tế kinh nghiệm truyền miệng không phải lúc nào cũng chuẩn xác hoàn toàn bởi thân nhiệt độ của trẻ khác hoàn toàn so với người lớn. Thêm nữa, thân nhiệt trên mỗi vùng cơ thể không hề giống nhau:
– Nhiệt độ ở nách: 34,7 – 37,3 độ C.
– Nhiệt độ ở hậu môn: 36,6 – 38 độ C.
– Nhiệt độ ở tai: 35,8 – 38 độ C.
– Nhiệt độ ở miệng: 35,5 – 37,5 độ C.
Vì thế, mẹ không nên nghe theo trực giác của mình mà cần sử dụng cặp nhiệt độ để biết được thân nhiệt chính xác của con. Nếu nhiệt độ vượt quá các mức trên thì mới có thể kết luận bé bị sốt. Thân nhiệt từ 38 – 39 độ cần hạ sốt ngay, từ 40 độ kèm dấu hiệu co giật kéo dài 20 giây thì mẹ đưa bé đến ngay bệnh viện. Đồng thời, khi cặp nhiệt độ cho con, các mẹ cũng lưu ý những điều này:
– Không để bé mặc áo quá dày
– Đo nhiệt độ tại miệng chỉ dành cho trẻ 4 – 5 tuổi.
– Nhiệt độ đúng đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng thường ở vị trí mông.
Dùng khăn lạnh đắp hai bên nách
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên dùng biện pháp này vì có thể gây bỏng lạnh, co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài.
Hạ sốt cho con bằng thuốc aspirin hay ibuprofen
Những loại thuốc này có tác dụng phụ gây hại thận, loét dạ dày và một số triệu chứng hô hấp. Ngoài ra, việc cho con uống thuốc tùy tiện mà không cần bác sĩ kê toa cũng gây nguy hiểm, dẫn tới các biến chứng viêm tiêu phế quản, viêm phổi nặng hơn.
Trùm chăn, mặc nhiều quần áo
Quan niệm cho về cách hạ sốt cho trẻ cần phải cho mặc đồ dày, ủ chăn, quấn tã để đổ môi hôi và giảm dần thân nhiệt. Tuy nhiên, hành động này thực chất lại rất nguy hiểm. Trước hết, trong quá trình phát triển, não trẻ sẽ không có cơ hội tiếp xúc với nhiệt độ thực, bé sẽ hay tái ốm vì chức năng điều chỉnh nhiệt độ của não bị xáo trộn. Không chỉ vậy, mồ hôi lạnh tiết ra sẽ thấm ngược trở lại khiến trẻ càng dễ bị viêm phổi hơn.
Uống thuốc hạ sốt ngay lập tức
Việc lạm dụng thuốc là một trong những sai lầm lớn trong việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho con yêu, bởi thuốc chỉ là cơ chế phòng vệ của cơ thể trước sự xâm lăng của vi khuẩn. Nếu nhiệt độ trẻ dưới 38,5 độ C, mẹ chỉ cần áp dụng cách hạ sốt thông thường mà thôi.
Dùng rượu để lau người
Trẻ con rất nhạy cảm, trong khi rượu có khả năng làm giãn nở mạch máu gây dị ứng, ngộ độc, rất nguy hiểm cho bé. Không phải bất cứ phương pháp nào của người lớn cũng có thể áp dụng đối với trẻ nhỏ đâu các mẹ nhé!
Cạo gió, cắt lể
Cách hạ sốt cho trẻ theo kinh nghiệm dân gian này được dùng phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại như khiến trẻ rối loạn động máu, không thể xác định vùng nào xuất huyết do bệnh hay do cạo gió. Vì vậy các bà, các mẹ tuyệt đối không nên dùng cách này đối với trẻ nhỏ.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Có thể mẹ sẽ yên tâm với những bài thuốc dân gian quen thuộc được truyền miệng bao đời như cây nhọ nồi, diếp cá, dưa chuột, tinh dầu ô liu, chanh tươi hay khoai tây… Tuy nhiên, những cách này chưa được kiểm chứng và kiểm nghiệm lâm sàng đầy đủ, các mẹ nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé!
Qua những tổng hợp trên, hi vọng các mẹ sẽ có thêm kiến thức và tỉnh táo hơn khi bé yêu bị sốt. Chúc mẹ và bé sẽ có một mùa đông khỏe mạnh để chuẩn bị đón một cái Tết thật an lành!