Ở trẻ em không phải bé nào cũng có thời gian biết nói giống nhau, có bé sẽ nói sớm có bé sẽ chậm nói. Phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ chậm nói sẽ giúp các cha mẹ có cách khắc phục sớm cho con.
Khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ
Giai đoạn trước 12 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian bé bắt đầu nói bập bẹ, ê a và cũng là dấu hiệu đầu tiên của sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Khi được 9 tháng tuổi trở đi, bé có thể lặp đi lặp lại các chuỗi âm thanh để tạo ra các từ đơn giản như mẹ, cha… Ở độ tuổi này, các bé thường bị thu hút bởi những tiếng động xung quanh mình. Nếu các mẹ thấy bé không phản ứng gì với âm thanh thì nên đưa con đi khám vì có thể bé có vấn đề về thính giác.
Các mẹ có thể xem thêm lịch tiêm chủng mở rộng năm 2017 tại đây
Giai đoạn 12 tháng tuổi: Thời điểm này bé rất nhạy cảm trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Bé có thể trả lời một vài câu hỏi đơn giản từ bạn. Và thi thoảng bé cũng nói thêm vài từ “ cộp mác” mà chỉ mình bé hiểu.
Giai đoạn từ 14-15 tháng: Vốn từ vựng của bé cũng tăng dần theo mỗi ngày. Bé có thể bắt chước những câu nói của mọi người xung quanh. Tới 18 tháng tuổi, nhiều bé nói tốt có thể hát được một bài ngắn.
Giai đoạn 2-3 tuổi: Đây là thời kì khả năng ngôn ngữ của bé phát triển nhanh nhất. Vốn từ vựng của bé cũng được bổ sung liên tục và ngày càng phong phú. Bé có thể nói chuyện và giao tiếp với mọi người với những từ ngữ đơn giản.
Dấu hiệu trẻ chậm nói
Trong giai đoạn từ 12- 24 tháng tuổi nếu trẻ có những biểu hiện sau thì các bậc phụ huynh cần lưu ý:
– Bé không biết sử dụng các điệu bộ, cử chỉ như vẫy tay chào khi đã được 12 tháng tuổi.
– Bé thích dùng cử chỉ, hành động để diễn tả ý muốn hơn là lời nói khi giao tiếp ở giai đoạn 18 tháng tuổi. Vốn từ vựng mà bé có ít hơn 6 từ, đôi sẽ bé gặp nhiều khó khăn trong việc lặp lại từ. Ở giai đoạn này, bé rất nhạy cảm và luôn bị hấp dẫn bởi những tiếng động phát ra xung quanh. Nếu bé không thể bắt chước được những âm thanh đơn giản thì đó chính là dấu hiệu trẻ chậm nói.
– Bé gặp khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.
– Nếu không được dạy thì bé không biết bắt chước những hành động của người lớn, không để ý để học. Bé không thể tập trung làm một việc gì đó lâu.
Chi tiết: Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
Khi bé được 2-3 tuổi thì phụ huynh nên đưa bé đi khám nếu bé có các dấu hiệu sau:
– Bé hay ăn vạ, kêu khóc khi đòi một cái gì đó mà không biết sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý muốn của mình.
– Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động đã được hướng dẫn mà không thể tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.
– Bé chỉ nói một số âm thanh vô nghĩa hoặc đi lặp lại một vài từ và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện với mọi người ngoài những nhu cầu thiết yếu.
– Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản như khi nghe gọi tên nhưng bé không quay lại, phản ứng trước các sự việc kém linh hoạt. Cũng có thể do thính giác của bé có vấn đề nên cũng ảnh hưởng tới khả năng nói.
– Giọng nói phát tra của bé khác lạ nghe giống như giọng mũi hoặc giọng the thé hoặc bắt chước tiếng của một số con vật trong phim.
– Bé có hành động lắc đầu liên tục khi phấn khích trước một sự việc nào đó.
– Bé rất thích xem các chương trình quảng cáo, thích xem điện thoại. Bé có thể ngồi xem say sưa mà không cần để ý xung quanh, thậm chí khi bạn vẫy tay trước mặt bé, bé cũng không chớp mắt, không phản ứng.
– Bé khó ăn, khó ngủ, không chịu nhai.
– Bố mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu trẻ nói ở độ tuổi này. Khi trẻ được 2 tuổi thì bố mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra và khoảng 3/4 vào lúc trẻ 3 tuổi. Vào năm trẻ được 4 tuổi, khi trẻ nói thì người lạ cũng phải hiểu được những gì trẻ nói. Nếu không hiểu được trẻ nói gì thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám vì đây là một dấu hiệu trẻ chậm nói
Cha mẹ cần chú ý phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ chậm nói để đưa bé đi khám và điều trị càng sớm sẽ càng tốt. Giai đoạn bé được 2-3 tuổi được coi là giai đoạn vàng để tiến hành các phương pháp trị liệu cho bé chậm nói.