Tứ chứng Fallot là bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở nước ta. Bệnh lí tứ chứng Fallot cần phát hiện và điều trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bé.
Tim bẩm sinh là một trong những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Nó không chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn đầu đời cứ bé mà gây nguy hại đến suốt những năm tháng sau này. Bệnh là mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ bởi ai cũng mong muốn con yêu được sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, an toàn.
Bệnh tứ chứng Fallot là gì?

Đây là bệnh tim bẩm sinh thường gặp ở trẻ em Việt Nam, chiếm tỉ lệ 1/125 trẻ sinh ra. Bệnh gây ra những thay đổi bất thường về cấu trúc tim và cần được phẫu thuật để trẻ có thể trở lại cuộc sống bình thường.
Bốn tổn thương tạo nên tứ chứng Fallot
Bệnh lí tứ chứng Fallot gây nên 4 tổn thương nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. 4 tổn thương đó là:
Hẹp đường ra thất phải
Đây là sự thu hẹp van động mạch phổi phân cách giữa tâm thất phải của tim với động mạch phổi, các mạch máu chính dẫn đến phổi. Sự thu hẹp này làm dòng máu chảy lên phổi giảm làm cho khả năng hô hấp cũng giảm theo.
Thông liên thất
Lỗ trên thành phân cách 2 ngăn dưới (tâm thất) bị thông thương. Điều này làm cho máu nghèo oxy trong tâm thất phải chảy vào tâm thất trái và kết hợp với oxy máu từ phổi. Và cũng như vậy, máu từ tâm thất trái cũng có thể chảy ngược lại tâm thất phải một cách không hiệu quả. Sự di chuyển này làm loãng máu cung cấp oxy cho cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng suy yếu tim.
Bạn đang xem bài viết: Những điều cần biết về tứ chứng Fallot ở trẻ

Động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất
Thông thường động mạch chủ dẫn ra ngoài cơ thể từ tâm thất trái nhưng ở tứ chứng Fallot, động mạch chủ lại chuyển sang bên phải. Với vị trí này, động mạch chủ nhận cả máu giàu oxy từ tâm thất trái với máu nghèo oxy từ tâm thất phải làm cho chất lượng máu giảm sút.
Phì đại tâm thất phải
Việc hoạt động bơm máu của tim diễn ra quá sức sẽ gây nên sự dày lên của thành tâm thất phải. Do đó, có thể làm cho tim cứng lại, yếu dần và nặng là suy tim vô cùng nguy hiểm.
Bệnh tứ chứng Falllot được chẩn đoán trong giai đoạn phôi thai hoặc ngay sau đó tuy nhiên việc điều trị cho đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn.
Các triệu chứng của tứ chứng Fallot là gì?
Tùy vào mức độ mà sự biểu hiện của bệnh là khác nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nhũng triệu chứng cơ bản sau:
- Da xanh do máu ít oxy.
- Trẻ khó thở và thở nhanh, nhất là trong khi ăn.
- Trẻ mất ý thức kèm theo tình trạng ngất xỉu.
- Móng tay, chân có hình dạng bất thường.
- Trẻ còi cọc, tăng cân kém, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và khóc kéo dài.
- Ở mức độ nặng, da và móng tay, móng chân của bé xanh tím nặng do lượng oxy trong máu thấp.
Yếu tố nguy cơ gây nên tứ chứng Fallot

Hiện nay, y học chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh tứ chứng Fallot tuy nhiên có một vài yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh như:
- Mẹ bị bệnh vi rút rubella (sởi Đức) trong khi mang thai.
- Mẹ uống quá nhiều rượu bia trong quá trình mang bầu.
- Mẹ bầu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
- Mang thai quá muộn, trên 40 tuổi cũng là nguy cơ dẫn đến tứ chứng Fallot.
- Trẻ được sinh ra nhưng mắc các hội chứng như Down, hội chứng DiGeorge.
Các biến chứng
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tứ chứng Fallot có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, viêm màng trong của tim do nhiễm khuẩn…phát triển nghiêm trọng theo thời gian và có thể dẫn đến tử vong.
Trên đây là một vài điểm cần lưu ý về tứ chứng Fallot ở trẻ ba mẹ nên biết để bảo vệ sức khỏe con yêu.