Bệnh Cecilac ở trẻ em hay còn được biết đến với tên gọi là bệnh dị ứng gluten ảnh hưởng lớn đến chế độ dinh dưỡng của bé trong một thời gian dài. Để nắm vững kiến thức về bệnh này, Bệnh viện Hồng Ngọc sẽ chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích dưới đây.
Đây là một bệnh liên quan đến đường ruột ở trẻ em gây tổn thương ruột non và gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Trẻ bị mắc bệnh sẽ không thể dung nạp gluten – một loại protein phổ biến có trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
Nếu mẹ không sớm phát hiện ra các triệu chứng, trong giai đoạn ăn dặm để bé ăn những thực phẩm chứa gluten thì hệ miễn dịch của trẻ sẽ tấn công niêm mạc ruột non. Gluten không tiêu hóa đuowjc sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột.
Nguyên nhân phổ biến
Có 2 nguyên nhân chính tác động trực tiếp gây ra bệnh Cecilac
+ Do yếu tố di truyền: nếu là do di truyền trẻ sẽ có những biểu hiện sớm sau khi sinh rồi phát triển thành những dấu hiệu rõ rệt khi tiếp xúc với thực phẩm chứa gluten.
+ Do môi trường, tức là bé tiếp xúc với yếu tố kích hoạt.
Bệnh Celiac khác với tình trạng dị ứng với lúa mì. Các dị ứng lúa mì lại xảy ra khi các yếu tố khác nhau của hệ miễn dịch bị kích hoạt bởi lùa mì, gây nên các triệu chứng dị ứng như phát ban và thở rít.
Dấu hiệu nhận biết
+ Trẻ bị tiêu chảy
+ Trẻ chán ăn
+ Chướng bụng hoặc đau bụng thường xuyên
+ Giảm cân hoặc khí tăng cân
Những triệu chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến khi trưởng thành, bất kỳ khi nào con ăn thực phẩm chứa gluten.
Ở một số ít trường hợp, trẻ không có dấu hiệu nào phổ biến nhưng lại có vấn đề về cân nặng, chậm phát triển, phát ban, thiếu máu, thiếu sắt hoặc các vấn đề nha khoa. Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng.
+ Các triệu chứng về da: bao gồm ngứa, nổi mụn nước ở mặt, cổ, thân người, khuỷu tay, đầu gối, mông, lưng dưới, đôi khi còn trong khoang miệng .
+ Vấn đề răng miệng: với các dấu hiệu khi trẻ thay răng vĩnh viễn như men răng ngả vàng, răng có những đốm nâu, rãnh hoặc hố trên răng.
Ngoài ra bệnh Celiac có thể gây nên các triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, thiếu máu, thiếu sắt trong giới hạn hoặc thấp bé hơn các bạn cùng lứa tuổi. Một khi trẻ được xác định mắc bệnh Celiac thì cách điều trị duy nhất là loại bỏ hoàn toàn gluten trong chế độ dinh dưỡng.
Cách chữa bệnh Celiac ở trẻ em
Để điều trị dứt điểm bệnh Celiac mẹ cần đưa bé đến cơ sở Nhi khoa uy tín để được chuẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh dựa trên kết quả sinh thiết ruột. Và liệu pháp điều trị hàng đầu đó là áp dụng chế độ dinh dưỡng không có gluten.
Nếu không được điều trị có thể dẫn tới một số vấn đề về sức khỏe khác như loãng xương, u lympho ruột, vô sinh và một số biến chứng nguy hiểm khác như:
+ Hấp thu dinh dưỡng kém
+ Giảm mật độ xương, tăng nguy cơ gãy xương
+ Tăng nguy cơ ung thư họng và thực quản
+ Suy dinh dưỡng
+ Tiêu chảy thường xuyên
+ Mệt mỏi, thiếu máu
+ Thấp bé
+ Quáng gà
+ Xuất huyết
+ Các vấn đề về tâm thần
Những thực phẩm không chứa gluten
Dưới đây là một số thực phẩm không chứa gluten từ gạo, ngô và khoai tây mẹ có thể tham khảo như sau: kiều mạch, bột năng, hạt kê, diêm mạch. Trong gian đoạn trẻ ăn dặm mẹ nên lựa chọn cho trẻ những loại thực phẩm được làm từ những loại hạt này. Ngoài ra cũng cần lưu ý đọc kỹ nhãn thực phẩm để biết được sản phẩm nào có chứa thành phần gluten.
Ngoài việc kiêng cữ cần thiết các thực phẩm chứa gluten, bé có thể ăn thoải mái các thực phẩm sau: rau và trái cây, các sản phẩm sữa, thịt đỏ, thịt gà, trứng, cá, đậu đỗ và các loại quả hạch.
Khi trẻ bị mắc bệnh Celiac điều quan trọng nhất là phát hiện sớm các triệu chứng đồng thời đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám sức khỏe và làm xét nghiệm chuẩn đoán sinh thiết ruột.
Bạn đang đọc bài viết: Những điều mẹ cần biết về bệnh Cecilac ở trẻ em