Tứ chứng Fallot chiếm tỉ lệ cao trong các trường hợp bị tim bẩm sinh. Cần điều trị kịp thời để hạn chế những hậu quả của Fallot đến sức khỏe người bệnh.
Tứ chứng Fallot là gì?

Đây là bệnh lí thường gặp ở trẻ bị tim bẩm sinh. Nó gây ra 4 dị tật ở tim là thông liên thất, phì đại thất phải, hẹp đường ra thất phải và động mạch chủ cưỡi ngựa.
– Thông thường, tâm thất trái và tâm thất phải được ngăn cách với nhau bằng một vách được gọi là vách liên thất. Thế nhưng, khi bị tứ chứng Fallot, vách liên thất của người bệnh sẽ bị khuyết một lỗ làm hai buồng tim thông với nhau. Lỗ thông này được gọi là thông liên thất. Hiện tượng này gây nên những hậu quả của Fallot vô cùng nghiêm trọng.
– Đối với người bình thường, máu từ tâm thất phải của tim đi lên phổi thông qua động mạch phổi. Con đường này diễn ra một cách thuận lợi do động mạch phổi đủ lớn để truyền tải máu. Thế nhưng, khi bị tứ chứng Fallot, van động mạch phổi phát triển không bình thường, động mạch phổi bị hẹp dẫn đến sự hạn chế lượng máu cần thiết từ tim lên phổi.
– Thông thường, cơ tâm thất sẽ mỏng hơn tâm thất trái. Trong bệnh tứ chứng Fallot cơ thất phải lại rất dày và có nhiều dải cơ bất thường trong buồng thất, điều này góp phần làm tắc nghẽn sự vận động của máu lên phổi.
– Trong cơ chế hoạt động của tim, máu được bơm đi khắp cơ thể qua động mạch chủ. Động mạch chủ này nằm hoàn toàn ở tâm thất trái nhưng khi bị tứ chứng Fallot, động mạch chủ lại nằm một phần bên tâm thất phải và một phần bên tâ thất trái. Hiện tượng này gọi là động mạch chủ cưỡi ngựa.
Những hậu quả của Fallot thật sự nghiêm trọng
Chậm phát triển

Với 4 dị tật ở tim nêu trên, lượng máu lên phổi để nhận oxy bị hạn chế khiến cho cơ thể bé phải phát triển trong tình trạng thiếu oxy. Điều này kéo theo sự phát triển dưới mức bình thường của các hệ cơ quan như dậy thì muộn, trí não kém phát triển, cơ thể còi cọc, suy dinh dưỡng…
Sụ xuất hiện các cơn tím
Những cơn tím là biểu hiện đặc trưng và dễ nhận biết nhất của tứ chứng Fallot cũng như các bệnh tim bẩm sinh khác. Cơn tím sẽ xuất hiện khi trẻ quấy khóc hoặc khi bú sữa. Đối với bệnh nặng, trong cơn tím bé có thể ngất đi thậm chí là tử vong nếu không được xử lí kịp thời hậu quả của Fallot đáng lo ngại này.
Đa hồng cầu là hậu quả của Fallot cần chú ý

Trường hợp trẻ bị tứ chứng Fallot nhưng để lâu mà không mổ sẽ dẫn đến bệnh đa hồng cầu. Đây là hậu quả của Fallot ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Do bị thiếu oxy trong máu nên cơ thể bé sẽ phải thích nghi bằng cách tăng sản xuất hồng cầu để chở thêm oxy đi nuôi dưỡng các tế bào. Việc tăng sản xuất này làm cho lượng hồng cầu trong cơ thể quá nhiều dễ dẫn đến hiện tượng máu cô đặc và làm cho cơn tím xảy ra dễ hơn trên cơ thể bé.
Bạn đang xem bài viết: Những hậu quả của Fallot vô cùng nguy hiểm đối với trẻ
Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Đối với bệnh nhân bị tứ chứng Fallot, vi trùng có thể tấn công lớp màng lót bên trong lồng các buồng tim và van tim. Chúng phá hủy cấu trúc của tim và còn có thể phát tán từ tim ra các cơ quan lân cận.
Áp xe não
Thông thường, dòng máu bên buồng tim phải sẽ đi lên não, khi có vi trùng hay vi khuẩn thì chúng sẽ bị cản ở đây. Còn trong tứ chứng Fallot, dòng máu này đồng thời đi lên động mạch chủ do hiện tượng động mạch chủ cưỡi ngựa nên máu sẽ đi lên não mang theo cả vi trùng lên não gây nhiễm trùng trên não. Đây là hậu quả của Fallot vô cùng nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng của bé.